【dự đoán bóng đá goal】6,7% và tư duy “thắp lửa”
Ảnh minh họa |
Cụ thể, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 6 ước tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2016. ngoại trừ ngành khai khoáng giảm, còn lại các ngành khác đều tăng như: Chế biến, chế tạo (tăng 10,5%); sản xuất và phân phối điện (tăng 8%)... đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 6 tháng tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 27 tỷ USD (tăng 13,8%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 70,8 tỷ USD (tăng 21%).
Như vậy, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% như kế hoạch đề ra, 6 tháng cuối năm, mức tăng trưởng yêu cầu phải đạt 7,34%.
Đây là con số đầy thách thức nhưng Thủ tướng Chính phủ vẫn không có ý định điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng mà thể hiện quyết tâm đạt kế hoạch đề ra với từng kịch bản cụ thể; từng bước tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển. Quan điểm, bản lĩnh, tư duy và quyết tâm của người đứng đầu Chính phủ được ví như nguồn cảm hứng để các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp cùng chung sức nhìn về một hướng; tạo sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị, vượt qua mọi khó khăn, trở ngại đưa con tàu kinh tế về đích.
Thực tế, trên quan điểm kiến tạo, vì lợi ích người dân, doanh nghiệp, Chính phủ đã tạo lập được niềm tin với thông điệp về cải cách và nỗ lực cải cách; hoàn thiện thể chế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi bằng việc cắt bỏ, đơn giản nhiều thủ tục hành chính. Đặc biệt, công khai minh bạch thông tin một cách rộng rãi, nhanh chóng và kịp thời.
Ở khía cạnh khác, nhiều chuyên gia cho rằng, dù không đạt mục tiêu tăng trưởng, cũng không phải vấn đề lớn bởi trong thời kỳ dài, tăng trưởng của Việt Nam phụ thuộc vào 2 trụ cột là nguồn vốn đầu tư và khai thác tài nguyên. Nay chuyển sang mô hình mới, việc tăng trưởng có chậm cũng hết sức bình thường. Cái “được” lớn nhất là nền kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, tạo đà cho sự tăng trưởng năm 2018 và các năm tiếp theo.