【soi cầu bóng đá hôm nay】Đoàn Đồng Ấu Bạch Long: Dấu ấn một thời
Đầu thập niên 1990,ĐoànĐồngẤuBạchLongDấuấnmộtthờsoi cầu bóng đá hôm nay với lợi thế mới, lạ và hấp dẫn nhờ dàn diễn viên ở lứa tuổi thiếu nhi, đoàn Đồng ấu Bạch Long mỗi tuần biểu diễn đủ bảy suất. Thậm chí, những ngày cuối tuần diễn cả ba suất (sáng, chiều, tối), được người ái mộ hết lòng ủng hộ.
Nghệ sĩ Bạch Long đang hướng dẫn học viên múa roi ngựa
Cơ duyên thành lập
Đầu thập niên 1990, nghệ sĩ (NS) Bạch Long được BTV Kim Hà (Đài Truyền hình TP.HCM lúc bấy giờ) mời dàn dựng vở kịch thiếu nhi “Cóc kiện Trời”. NS Bạch Long đề nghị chỉnh sửa thành kịch bản cải lương để hợp với sở trường của mình. Bạch Long đã tập hợp con em các nghệ sĩ trong dòng tộc như: Tú Sương, Lê Thanh Thảo (con gái NSƯT Trường Sơn - NS Thanh Loan); Trinh Trinh, Xuân Trúc (con của NS Xuân Yến - NS Hữu Cảnh); Quế Trân (con của NSND Thanh Tòng); cùng một số bạn có năng khiếu như Vũ Luân, Tâm Tâm, Hiền Linh, Ái Hằng (người Bình Dương)… trực tiếp truyền dạy kỹ năng ca ngâm, diễn xuất và vũ đạo cho các bạn tham gia vở diễn. Tết Trung thu năm 1990, vở cải lương thiếu nhi “Cóc kiện Trời” ra mắt khán giả truyền hình, thầy trò NS Bạch Long được mọi người hết lời khen ngợi. Sau thành công này, NS Bạch Long chính thức thành lập đoàn Đồng ấu mang tên của chính mình và đóng quân tại rạp hát Đại Đồng ở TP.HCM.
Sức hút đoàn Đồng ấu Bạch Long
Sở dĩ đoàn Đồng ấu Bạch Long thu hút được khán giả là vì đa phần các NS nhí lúc bấy giờ đều là con “nhà nòi”. Ngoài việc được thầy Bạch Long chỉ dẫn nghề nghiệp, cha mẹ của các bạn đều là NS tài danh của sân khấu cải lương (SKCL) tuồng cổ như: Thanh Tòng, Thanh Loan, Hữu Cảnh, Xuân Yến, Bạch Mai, Linh Tâm, Cẩm Thu đã hết lòng chỉ bảo những kinh nghiệm trong kỹ thuật ca ngâm, phong cách diễn xuất, cho đến động tác vũ đạo và nghệ thuật hóa trang... Nhờ vậy mà các bạn tiến bộ rất nhanh, hoàn thành các vai diễn thật xuất sắc, được giới chuyên môn và công chúng đánh giá cao. Hơn nữa, cặp đào kép chánh Vũ Luân - Tú Sương diễn xuất khá hòa hợp. Đặc biệt là Vũ Luân, có vóc dáng và phong cách ca - diễn giống hao hao NSƯT Vũ Linh (kép chánh “ăn khách” thời bấy giờ). Ngoài ra, phải kể đến sự duyên dáng của “thần đồng” Linh Tý. “Tuy tham gia những vai diễn rất nhỏ, nhưng nhờ tính lanh lợi, nhạy bén và nét duyên hài dễ thương, Linh Tý (con trai của đôi nghệ sĩ Linh Tâm - Cẩm Thu) đã góp phần không nhỏ trong sự thành công của đoàn Đồng ấu Bạch Long”, NS Bạch Long chia sẻ.
Đóng góp của đoàn Đồng ấu Bạch Long
Dù chỉ hoạt động chưa đầy một thập niên, thế nhưng, đoàn Đồng ấu Bạch Long đã có những đóng góp đáng kể cho SKCL. Đa phần các NS xuất thân từđoàn hát này đã tạo dựng được tên tuổi bằng những vai diễn ấn tượng và đạt nhiều giải thưởng cao tại các kỳ hội diễn SKCL chuyên nghiệp toàn quốc, giải tài năng trẻ toàn quốc và giải thưởng Trần Hữu Trang. Điển hình như các NS: Tú Sương, Trinh Trinh, Quế Trân, Tâm Tâm, Ái Hằng, Hiền Linh, Vũ Luân… Đặc biệt, trong số đó có ba NS được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” đó là Quế Trân (2012), Vũ Luân và Tú Sương (2015). Hiện thời, những NS vừa kể trên là lực lượng “nòng cốt” của SKCL.
Tuy hiện nay không còn hoạt động, nhưng mỗi khi nhắc đến Đồng ấu Bạch Long, giới mộ điệu vẫn còn nhớ tên từng diễn viên, từng vở diễn do sân khấu này dàn dựng. Thành quả này không thể không nhắc đến công lao của NS Bạch Long, người đã tiếp nối truyền thống của thế hệ cha ông, truyền dạy những giá trị độc đáo, những tinh hoa, tinh túy của SKCL cho giới trẻ, đào tạo một lực lượng kế thừa khá vững chắc về chuyên môn. Trong số đó có một vài NS trở thành “thần tượng” của biết bao khán giả yêu mến di sản cải lương Việt Nam.
THẠC SĨ PHẠM THÁI BÌNH