【tỷ số real hôm nay】Ngành Ngân hàng và những dấu mốc sau 40 năm thống nhất

NHNN

Thống nhất về tiền tệ,ànhNgânhàngvànhữngdấumốcsaunămthốngnhấtỷ số real hôm nay ngân hàng trong cả nước

Năm 1975, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền Nam được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN). Bộ Chính trị quyết định phát hành đồng tiền ngân hàng Việt Nam ở miền Nam, thu đổi đồng tiền của chế độ Sài Gòn với tỷ lệ 1 đồng tiền mới bằng 500 đồng tiền cũ. Năm 1978, NHNN tiến hành đổi tiền lần hai, thu hồi tiền cũ trên cả nước và phát hành tiền mới, thống nhất sử dụng một loại tiền tệ.

Từ khi thành lập cho đến cuối những năm 80, hệ thống NHNN về cơ bản vẫn hoạt động như một công cụ ngân sách, chưa thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Trước năm 1989, hệ thống ngân hàng Việt Nam có duy nhất 1 NHNN từ trung ương đến các chi nhánh địa phương. NHNN phát hành đồng tiền quốc gia, phân phối tín dụng theo chỉ tiêu pháp lệnh của kế hoạch nhà nước; làm nghiệp vụ kho bạc, thu chi ngân sách theo lệnh của Bộ Tài chính; làm nghiệp vụ thanh toán giữa các xí nghiệp quốc doanh và thanh toán đối ngoại.

Sự thay đổi về chất trong hoạt động ngân hàng, chuyển dần sang cơ chế thị trường bắt đầu được khởi xướng từ cuối những năm 80. Trong giai đoạn này có một sự kiện xấu với hệ thống ngân hàng, đó là sự đổ vỡ của hệ thống quỹ tín dụng. Đây cũng là một bài học đắt giá cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau này.

Chuyển sang ngân hàng 2 cấp với nhiều mô hình sở hữu

Năm 1989, sau những chủ trương đổi mới có tính bước ngoặt, Hội đồng Bộ trưởng giao cho ông Cao Sỹ Kiêm, Tổng giám đốc NHNN, cùng với nhóm chuyên gia độc lập soạn thảo 2 pháp lệnh về ngân hàng, với sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt.

Khi có hiệu lực vào tháng 5/1990, Pháp lệnh NHNN Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính đã tạo cơ sở pháp lý tổ chức lại NHNN theo mô hình ngân hàng trung ương, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh theo hướng kinh doanh đa năng. Lần đầu tiên, hàng loạt ngân hàng cổ phần tư nhân được phép ra đời, Việt Nam mở cửa cho ngân hàng nước ngoài thành lập liên doanh hoặc mở chi nhánh. Đây là một trong hai cam kết pháp lý đầu tiên mở cửa ra bên ngoài, có vai trò đột phá, thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi nhanh và sâu rộng sang kinh tế thị trường.

Hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các loại hình sở hữu khác nhau ra đời trong giai đoạn này, gồm NHTM quốc doanh, cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh hoặc VPĐD của ngân hàng nước ngoài, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân, công ty tài chính... Năm 1995, Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu với hoạt động ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo.

Trong giai đoạn khởi phát, hệ thống ngân hàng Việt Nam không tránh khỏi non nớt nhưng bù lại là sự thận trọng, sát sao của Thường trực Chính phủ, quá trình tự do hóa được nới lỏng dần dần. Tiến trình đó đã giúp ngành Ngân hàng có những thành công ấn tượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, vượt qua những cú sốc kinh tế trong nước và khu vực.

Hai lần tái cơ cấu các ngân hàng thương mại

Năm 1997, Luật NHNN Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng được thông qua, tạo nền tảng pháp lý căn bản hơn cho hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.

Đây cũng là năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính ở Đông Á và đã tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sau giai đoạn này, nhiều NHTM cổ phần hoạt động yếu kém được sắp xếp lại. Từ hơn 50 NHTM cổ phần, đến cuối năm 2004 chỉ còn lại 37 ngân hàng.

Từ đó đến nay, ngành Ngân hàng đã trải qua nhiều cột mốc quan trọng. Năm 1999, thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Năm 2000, cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần, trong đó đáng chú ý là việc thành lập các công ty quản lý tài sản tại các NHTM.

Năm 2001, Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết, trong đó, thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam từng bước được mở cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Năm 2002, bắt đầu tự do hóa lãi suất cho vay VND, bước cuối cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra. Năm 2003, tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu phù hợp với chuẩn quốc tế đối với các NHTM, thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại.

Từ năm 2008 đến nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động lớn đến kinh tế nước ta, trong đó có hệ thống ngân hàng. Sau thời gian phát triển “nóng”, hệ thống ngân hàng bộc lộ những điểm yếu lớn trong đó nổi bật là sở hữu chéo và nợ xấu (tỷ lệ nợ xấu có lúc lên đến 17%), đe dọa sự an toàn của hệ thống, được ví như “cục máu đông” làm tắc nghẽn nền kinh tế.

Đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 254 về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng. Từ đó đến nay, việc thực hiện quá trình tái cơ cấu các ngân hàng dù còn chậm và chưa được như kỳ vọng, nhưng cũng đã đạt được những kết quả khá rõ nét. Đó là giữ ổn định hệ thống, ổn định thị trường, đưa lãi suất về mức thực dương, giảm dần tỷ lệ nợ xấu về mức 3%....

Nhìn lại lịch sử, hệ thống ngân hàng luôn gắn với sự thăng trầm của nền kinh tế. Vì vậy, việc giám sát chặt chẽ hoạt động và hiệu quả vận hành của hệ thống tín dụng, ngân hàng cần được ưu tiên hàng đầu. Sự theo dõi sát sao từ các cơ quan quản lý, các bên liên quan sẽ giúp ngân hàng kịp thời điều chỉnh, đồng thời hạn chế khả năng truyền tác động khi buộc phải loại bỏ một mắt xích của dây chuyền./.

H.Y