【c1 châu】Tranh chấp tài sản riêng của vợ, chồng

Bà Phan Thị Kim Tấn cho biết: “Nguyên tắc hàng đầu của người làm công tác hòa giải là phải nỗ lực mỗi ngày rèn luyện kỹ năng “dân vận khéo”. Ảnh: Văn Biên
Bà Phan Thị Kim Tấn cho biết: “Nguyên tắc hàng đầu của người làm công tác hòa giải là phải nỗ lực mỗi ngày rèn luyện kỹ năng “dân vận khéo”. Ảnh: Văn Biên

Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, bà Hoa kết hôn với ông Thịnh và được bố mẹ đẻ cho một căn nhà để làm của hồi môn. Thời đó còn khó khăn, không có điều kiện làm giấy tờ, bố mẹ bà Hoa chỉ viết giấy tay tặng cho riêng bà Hoa, có nhờ một người hàng xóm làm chứng ký trên giấy tay tặng cho.

Năm 2020 vừa qua, bà Hoa làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đứng tên cá nhân bà. Tuy nhiên, ông Thịnh không đồng ý, cho rằng đây là ”tài sản chung, ông “không có công cũng có cán” và muốn cả hai vợ chồng cùng đứng tên. Mâu thuẫn vợ chồng ông bà phát sinh, bà Hoa nhờ tổ hòa giải giúp đỡ.

Qua gặp gỡ tiếp xúc, xác định được mâu thuẫn, quan điểm của ông Thịnh, bà Hoa, tổ hòa giải đã chia sẻ, giải thích rõ quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng.

Theo đó, tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình.

Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng (khoản 1 Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).

Cũng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013, thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

Giữa ông Thịnh và bà Hoa không có thỏa thuận về việc nhập tài sản riêng này vào tài sản chung của vợ chồng nên về lý, bà Hoa hoàn toàn có quyền đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đứng tên cá nhân bà.

Bên cạnh việc phân tích các quy định pháp luật nêu trên cho vợ chồng ông Thịnh, bà Hoa hiểu, tổ hòa giải đồng thời dùng những lời nói thấu tình đạt lý đánh thức tình cảm vợ chồng của ông bà, giúp ông bà nhận thực được điều quan trọng và cần thiết trong cuộc sống, đó chính là tình nghĩa vợ chồng keo sơn gắn bó, là sự sẻ chia những khó khăn vất vả, những lúc vui buồn.

Trên cơ sở những phân tích về tình, về lý của tổ hòa giải, vợ chồng ông Thịnh, bà Hoa đã vui vẻ, không tranh chấp về tài sản.

Câu chuyện hòa giải: Không phải chuyện gì cũng “đao to búa lớn”
Rạn nứt tình vợ chồng vì người thứ ba