【hoàng anh gia lai vs hanoi】Những người tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng

LỢI NHUẬN 10,ữngngườitacircmhuyếttraacutechnhiệmvớicộngđồhoàng anh gia lai vs hanoi TỪ THIỆN 5

Tuyến đường Nguyễn Chánh, đoạn đấu nối với quốc lộ 14, thuộc khu phố Thanh Bình, phường Tân Bình do vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nên hàng chục năm nay vẫn chưa thi công xong. Tuyến đường này mỗi ngày có hàng trăm lượt phương tiện lưu thông qua lại. Tuy nhiên, do chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng nên khoảng 2/3 chiều rộng của tuyến là đất dân, 1/3 còn lại là đường đi nên rất chật hẹp, sình lầy mỗi khi mưa xuống và bụi mù vào mùa khô. Vì vậy, việc lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn.

Anh Đỗ Xuân Thành (bên phải) nhận thư khen của lãnh đạo phường Tiến Thành vì có nghĩa cử cao đẹp hiến tặng mảnh đất rộng 95mcho hộ nghèo

Hiểu rõ những vấn đề này nên anh Trần Quý Khiêm tiên phong cùng với một số mạnh thường quân đầu tư thảm nhựa. Sau một “cuộc họp khẩn” vào cuối năm 2019, kinh phí đầu tư, phương án thực hiện được thống nhất thông qua. Chỉ sau 1 tuần, đoạn đường dài gần 150m, rộng khoảng 10m đã được thảm nhựa trong niềm vui của người dân. Kinh phí thực hiện 200 triệu đồng, trong đó anh Khiêm ủng hộ hơn 100 triệu đồng, số còn lại do các mạnh thường quân ở khu dân cư đóng góp.

Do chưa thể hiện tên đường nên tuyến 5B6 thuộc khu phố Tân Trà II, phường Tân Bình chưa được Nhà nước đầu tư trải nhựa, bê tông xi măng khiến việc đi lại của người dân gặp khó khăn. Dù chỉ dài khoảng 250m nhưng không có sự đồng thuận, thống nhất trong khu dân cư nên “mạnh ai nấy làm” và hình thành tuyến đường “không giống ai”. Vốn là kỹ sư cầu đường, thường xuyên thiết kế, thi công hàng trăm công trình nhưng đường trước nhà mình lại chắp vá, gồ ghề khiến anh Mai Văn Tý băn khoăn. Anh mong muốn có một tuyến đường trải nhựa đẹp nhưng lại vướng kinh phí thực hiện, trong khi tiềm lực của gia đình, khu dân cư có hạn. Rồi từ những lần trò chuyện, cà phê cuối tuần, nỗi niềm của anh Tý đã được anh Trần Quý Khiêm đồng cảm. Dù nhà ở đối diện và không hưởng lợi từ tuyến đường nhưng thấy hàng xóm gặp khó, anh Khiêm đã vận động anh em, bạn bè cùng đóng góp làm đường. Tháng 5-2022, tuyến đường 5B6 được trải nhựa rộng 6m với tổng kinh phí 600 triệu đồng, trong đó người dân đóng góp 200 triệu đồng, anh Khiêm hỗ trợ 200 triệu đồng, còn lại của các mạnh thường quân khác.

Nhà ở khu phố Thanh Bình nhưng năm 2021 khi được Chi bộ, Ban điều hành khu phố Tân Trà II kêu gọi hỗ trợ, anh Khiêm sẵn sàng ủng hộ hơn 60 triệu đồng làm cổng nhà văn hóa. Ngoài quan tâm đến “hàng xóm” thì tuyến đường cạnh nhà hoặc có đất cạnh đường, anh Khiêm đều tiên phong ủng hộ kinh phí làm. Đơn cử như tuyến số 7, thuộc khu phố Thanh Bình được anh hỗ trợ 650 triệu đồng cùng 250 triệu đồng do nhân dân đóng góp thêm để trải nhựa dài 700m.

Anh Khiêm làm nghề trồng hoa lan, mộc và kinh doanh bất động sản. Anh tâm niệm, làm thiện nguyện xuất phát từ tâm, thấy người ta khổ hơn mình thì hỗ trợ. Theo quan điểm của anh, kinh doanh thu lợi 10 thì trích 5 làm từ thiện. Chỉ tính riêng năm 2021, anh Khiêm ủng hộ hơn 2 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch trên địa bàn TP. Đồng Xoài và huyện Chơn Thành. Ngoài ra, anh còn ủng hộ hàng trăm phần quà hỗ trợ các hoạt động thiện nguyện khác.

“CẦN CÂU CƠM” CHO HỘ NGHÈO

Bà Huỳnh Thị Liên thuộc diện hộ nghèo của phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài vì không có đất ở, đất sản xuất. Bà được mạnh thường quân hiến tặng mảnh đất rộng 95m2, tại khu phố Bưng Trang, phường Tiến Thành trị giá khoảng 400 triệu đồng. Có đất, bà Liên được Quỹ “Vì người nghèo” thành phố hỗ trợ 80 triệu đồng, gia đình đóng góp 20 triệu đồng xây dựng căn nhà cấp 4 rộng 60m2. Căn nhà đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng cuối tháng 7 vừa qua. Người có nghĩa cử cao đẹp hiến tặng mảnh đất là anh Đỗ Xuân Thành, ở khu phố Tân Trà II, phường Tân Bình.

5B6 hiện là tuyến đẹp nhất do người dân đóng góp kinh phí làm với 600 triệu đồng, trong đó anh Khiêm và các mạnh thường quân ủng hộ 400 triệu đồng

Nhà văn hóa khu phố Tân Trà II khang trang như hôm nay có sự chung tay đóng góp của anh Khiêm, anh Thành

Xuất thân từ gia đình nghèo khó nên khi kinh tế khấm khá hơn, anh Thành không tiếc chia sẻ một phần lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh hỗ trợ hộ khó khăn hơn mình. Thông qua Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh, từ năm 2021 đến nay, anh Thành cùng các mạnh thường quân hỗ trợ cát, đá, gạch, xi măng xây dựng 7 căn nhà tình thương trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, những hộ khó khăn đột xuất, các phong trào, hoạt động ở địa phương, khu dân cư đều được anh sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ.

Nếu điều kiện kinh tế gia đình có hãy chia sẻ một phần giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Bởi nếu ai cũng tiếc tiền, không quan tâm, hỗ trợ, chia sẻ thì xã hội khó phát triển.

Anh ĐỖ XUÂN THÀNH, khu phố Tân Trà II, phường Tân Bình, TP. Đồng Xoài

Nhà văn hóa khu phố Tân Trà II xây dựng và đưa vào hoạt động từ nhiều năm trước nhưng chưa có mái vòm trước hiên khiến các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của người dân gặp nhiều bất tiện. Qua kêu gọi, vận động của khu phố, anh Thành ủng hộ hơn 60 triệu đồng làm mái tôn rộng 100m2. Năm 2021, từ nguồn đóng góp của các hộ dân được 90 triệu đồng, anh Thành đã đầu tư thêm trải nhựa tuyến số 6, khu phố Tân Trà II dài khoảng 300m với tổng kinh phí 360 triệu đồng, để phục vụ gia đình và người dân đi lại thuận tiện.

Mặc dù tuổi đời còn khá trẻ nhưng những đóng góp, hỗ trợ của anh Thành cho cộng đồng, xã hội rất đáng được trân trọng.

Bí thư Chi bộ khu phố Tân Trà II Nguyễn Văn Chuồn cho biết, hiện nay khu phố không còn hộ nghèo, cận nghèo nhưng hộ khó khăn đột xuất hay đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thì luôn có nên rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các mạnh thường quân. Khi khu phố cần đều được một số nhà hảo tâm sẵn sàng đóng góp, hỗ trợ, trong đó đắc lực nhất là anh Trần Quý Khiêm và anh Đỗ Xuân Thành. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều hộ chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm. Khu phố có 444 hộ dân, rất nhiều gia đình có tiềm lực về kinh tế. Tuy nhiên, khi kêu gọi tham gia các khoản đóng góp theo quy định với kinh phí 200 ngàn đồng/hộ/năm nhưng chỉ có khoảng 50% số hộ dân đóng góp. Với nguồn thu khoảng 45 triệu đồng/năm, ngoài đóng lên phường theo quy định, số còn lại để khu phố hoạt động. Nguồn kinh phí eo hẹp, trong khi rất nhiều khoản phải chi nên khu phố thường xuyên phải đi vận động.