Mô hình nuôi vịt lạnh của chị Trang hiện là một trong số ít phương thức nuôi vịt công nghệ cao đang được triển khai trên địa bàn tỉnh. Từ mô hình của gia đình chị Trang,̉nvọngnuocircivịtcocircngnghệcelta vigo vs villarreal đã có 2 thành viên Câu lạc bộ khởi nghiệp Đoàn xã Đồng Nơ chuyển sang hình thức nuôi vịt công nghệ cao.
Chuyển hướng để thành công
Nuôi vịt chuồng lạnh công nghệ cao là mô hình chị Trang ấp ủ từ khi mới khởi nghiệp. Do vậy, sau khi tích lũy được số vốn kha khá từ nuôi vịt dưới tán cây cao su, đầu năm 2023, chị Trang quyết định đầu tư hơn 1 tỷ đồng xây dựng hệ thống chuồng lạnh để thay đổi hình thức chăn nuôi.
Chị Lê Thị Trang giới thiệu về mô hình nuôi vịt theo công nghệ khép kín
Để có thể thành công với hình thức chăn nuôi mới, chị Trang đã dành 6 năm nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước, sau đó áp dụng vào trang trại của mình. Trong quá trình chăn nuôi, chị cũng tự rút kinh nghiệm, điều chỉnh phù hợp điều kiện kinh tế gia đình.
“Rút kinh nghiệm từ các trại nuôi khác, ngoài bạt chắn màu đen, tôi sử dụng thêm bạt màu trắng ở hai bên tường để lấy ánh sáng từ bên ngoài vào. Ngoài ra, tôi còn cho vịt nghe nhạc và kết hợp thêm bóng đèn ngủ giúp vịt có thời gian thư giãn, ngủ ngon. Điều này giúp lông vịt đẹp hơn, trọng lượng tăng nhanh so với nuôi vịt trên cạn” - chị Trang chia sẻ.
Hệ thống chăn nuôi tự động giúp giảm công chăm sóc
Cũng theo chị Trang, nuôi vịt công nghệ cao cần quỹ đất, nguồn vốn tương đối lớn, yêu cầu kỹ thuật, hệ thống cơ sở vật chất bài bản nhưng lại giải quyết được hầu hết khó khăn của mô hình nuôi vịt truyền thống, nhất là hạn chế được nguy cơ ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, vịt nuôi trong môi trường lạnh khép kín có thể kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm nên khó xuất hiện mầm bệnh. Bên cạnh đó, việc quản lý chặt chẽ nguồn giống, lượng thức ăn, tuân thủ nghiêm quy trình phòng dịch nên vịt được sống trong môi trường an toàn, đủ chất dinh dưỡng. Nhờ đó vịt phát triển nhanh, trọng lượng đồng đều, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường.
Hiệu quả kinh tế cao
Cái khó của mô hình nuôi vịt lạnh khép kín chính là chi phí đầu tư ban đầu cao so với trại hở. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra trong quá trình chăn nuôi lại ít hơn do lượng thức ăn không bị hao hụt, mật độ nuôi dày.
“Lứa vịt đầu tiên tôi nuôi 8.000 con. Sau 43 ngày, đàn vịt đạt trọng lượng 3,5kg/con. Với giá 54.000 đồng/kg thời điểm vịt xuất chuồng, tôi thu về hơn 600 triệu đồng. Tiền lãi thu về sau đợt đầu tiên tôi tiếp tục đầu tư tái đàn và tăng số lượng lên 10.000 con” - chị Trang cho biết.
Mô hình nuôi vịt trại lạnh giúp lông vịt đẹp hơn, trọng lượng tăng nhanh so với nuôi vịt trên cạn
Trong tương lai, chị Trang dự tính chuyển đổi hoàn toàn sang nuôi vịt lạnh theo công nghệ tiên tiến sau khi đầu tư xây dựng thêm 1 trại nuôi vịt lạnh khoảng 10.000 con. Theo chị Trang, nhờ hệ thống nước uống và dây chuyền máng ăn hoàn toàn tự động nên 1 ngày chị chỉ mất gần 3 giờ để chăm 10.000 con vịt. Công việc không mất nhiều sức nên rất thích hợp cho chị em muốn phát triển kinh tế.
Nuôi vịt trên sàn trong môi trường lạnh công nghệ cao là hướng đi mới, hiệu quả đang được nhiều hộ chăn nuôi thực hiện. Riêng tại xã Đồng Nơ, hiện đã có thêm 2 hộ thay đổi từ trại vịt hở sang trại lạnh công nghệ cao như gia đình chị Trang. Cả 2 hộ đều rất phấn khởi và tin tưởng vào hiệu quả kinh tế từ mô hình này.
Trung bình 1 lứa vịt 10.000 con nuôi bằng công nghệ cao sẽ thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Với 6-7 lứa vịt/năm/trại lạnh quy mô 10.000 con, người chăn nuôi sẽ có thể thu về hơn 1 tỷ đồng.
Với những ưu điểm vượt trội và theo quy trình nghiêm ngặt, mô hình nuôi vịt công nghệ cao khép kín đang mang lại hiệu quả kinh tế và hướng đi mới cho nhiều hộ chăn nuôi. Mô hình không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn giải quyết việc làm cho lao động địa phương, tạo thu nhập ổn định. Đây cũng là bước đột phá mới cần nhân rộng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn. Anh HỒ VĂN THƯỜNG, Bí thư Đoàn xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản |
Mô hình nuôi vịt lạnh khép kín không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn giải quyết bài toán về nguy cơ dịch bệnh trong chăn nuôi, góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất an toàn, bền vững hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân. Tuy nhiên, vốn đầu tư ban đầu khá lớn, quá trình chăn nuôi đòi hỏi phải thực hiện theo hướng nuôi công nghiệp kết hợp bảo đảm vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh nghiêm ngặt nên rất cần chính sách hỗ trợ vốn và kỹ thuật để người chăn nuôi có thêm cơ hội phát triển kinh tế.