Theìnhhìnhcungứngxăngdầuvẫncònnhiềukhókhăcerezo vso báo cáo mới đây của Sở Công thương TP.HCM, tình hình hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Thành phố đã dần ổn định. Cụ thể, tính đến ngày 25/10, trên địa bàn TP.HCM có 15 thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, 60 Thương nhân phân phối, 01 Thương nhân làm Tổng đại lý, 29 đại lý bán lẻ và 550 Cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Hệ thống kho dự trữ xăng dầu hiện nay trên địa bàn Thành phố có công suất chứa khoảng 1,2 triệu m3. Trong khi đó, tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu bình quân trên địa bàn Thành phố đạt 6.880 m3/ngày (tương đương 206.404 m3/tháng).
Một số cây xăng tại TP.HCM vẫn trong tình trạng ngưng hoặc bán xăng nhỏ giọt (Ảnh: Hoài Sương) |
Để đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Công thương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để đảm bảo cung ứng xăng dầu trên địa bàn. Đồng thời, đề nghị Cục Quản lý Thị trường Thành phố, cùng các Sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn…
Tuy nhiên, nguồn cung xăng dầu trên địa bàn Thành phố còn nhiều khó khăn, nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn. Nguyên do vì ảnh hưởng của thị trường xăng dầu thế giới diễn biến phức tạp, nguồn cung khan hiếm, biên độ dao động của giá xăng dầu cao. Đồng thời, các doanh nghiệpđầu mối kinh doanh xăng dầu cũng gặp khó khăn do các chi phí kinh doanh tăng mạnh.
“Hiện nay, thị trường xăng dầu Thành phố cơ bản on, việc thiếu hụt xăng dầu so với những ngày trước đã giảm. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có đăng ký mua xăng nhưng đơn vị cung cấp cũng thiếu hoặc không còn xăng để cung cấp. Tính đến 15 giờ 00 ngày 25/10/2022, trên địa bàn Thành phố có 49/550 cửa hàng tạm hết mặt hàng xăng”, văn bản báo cáo của Sở Công thương nêu.
Theo thông tin phản ánh của các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nguyên do vì giá cả thường xuyên biến động nên tại một số thời điểm, doanh nghiệp hiện phải nhập hàng với giá bằng giá bán lẻ chiết khấu giảm (có thời điểm chiết khấu bằng 0 đồng, hoặc âm)...
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu thế giới cùng với mức chênh lệch chi phí nhập khẩu thực tế so với mua từ nhà máy trong nước chênh lệch khá cao, từ đó các thương nhân đầu mối hạn chế nhập khẩu, tập trung mua hàng từ nhà máy trong nước, dẫn đến việc thương nhân đầu mối hạn chế cung cấp cho các thương nhân phân phối (cung cấp theo định mức).
Đồng thời, chiết khấu cho các thương nhân phân phối giảm nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và việc cung cấp hàng cho các cửa hàng bán lẻ có lúc bị gián đoạn…
Trong thời gian tới, với những tác động của tình hình thị trường xăng dầu thế giới và trong nước được dự báo tiếp tục ảnh hưởng đến nguồn cung ứng và hoạt động phân phối xăng dầu trên địa bàn. Do vậy, Sở Công thương TP.HCM đề xuất UBND Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, có ý kiến chỉ đạo các Bộ - ngành liên quan có giải pháp tháo gỡ kịp thời để đảm bảo duy trì việc cung ứng xăng dầu thường xuyên, liên tục.