Đến năm 1949,ỡbứctườtrận melbourne victory trên lãnh thổ nước Đức cũ xuất hiện 2 nhà nước, đó là Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức ở phía đông (Đông Đức) đi theo chủ nghĩa xã hội và Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa. Sau khi được thành lập, Đông Đức lấy phía đông thành phố Berlin làm thủ đô, còn thủ đô của Tây Đức là Bonn. Tuy nhiên, do biên giới giữa 2 nước tại Berlin phân chia theo các con đường, phố, vườn cây hoặc dựa vào con sông... nên không có cột mốc hay lính canh, vì thế người dân 2 bên qua lại bình thường.
Là 2 quốc gia đi theo 2 đường lối chính trị khác nhau nên dọc tuyến biên giới này thường xuyên xảy ra xung đột. Ở thời kỳ này, kinh tế Đông Đức có phần phát triển hơn phía tây nhờ sự giúp đỡ chí tình của Liên Xô và các nước trong khối Warsazwa. Tuy nhiên, Tây Đức lại thường xuyên có chiêu trò lôi kéo, kích động và dụ dỗ người dân phía đông chạy sang phía tây. Từ năm 1949-1961, đã có trên 2,6 triệu người dân Đông Đức trốn sang Tây Đức chủ yếu là bác sĩ, nhà khoa học, kỹ sư và các chuyên gia đầu ngành. Trong khi đó, dân số của Đông Đức chỉ 16 triệu người và nếu không có biện pháp ngăn chặn sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường.
Ngày 11-8-1961, Đông Đức ra quyết định phong tỏa biên giới tại khu vực thủ đô Berlin. Đúng 0 giờ ngày 13-8-1961, lệnh xây dựng bức tường cao 3,6m, dài 165km bằng lưới thép ngăn Đông - Tây Berlin được Đông Đức ban hành. Sau đó, Chính phủ Đông Đức thay thế dần bức tường bằng bê tông hoặc xây bằng gạch có chiều cao từ 3,5-4,2m tùy từng khu vực và kéo dài 174km. Tại các điểm qua lại, Chính phủ Đông Đức đặt 9 trạm quá cảnh với 290 vọng gác, 137 lô cốt cùng hàng trăm bãi mìn, lưới điện và xe tăng án ngữ. Bức tường này được lịch sử gọi là “Bức tường thành Ulbricht”.
Sau những cơn hạ nhiệt của cuộc chạy đua vũ trang vào những năm cuối thập kỷ 80 (thế kỷ XX), xu hướng của thế giới đã chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại. 2 nước Đông - Tây Đức đã có những cuộc thăm viếng, gặp gỡ cấp cao để trao đổi và hợp tác, giao lưu kinh tế... nên ngày 9-11-1989, Chính phủ Đông Đức đã cho giải tỏa bức tường. Đến ngày 2-10-1990, nước Đức tuyên bố thống nhất, chấm dứt 45 năm chia cắt thành 2 quốc gia riêng biệt. Berlin trở thành thủ đô của nước Đức thống nhất.
T. Phong
(Trích nguồn 102 sự kiện nổi tiếng thế giới)