【hôm nay ai đá banh】Hội nghị an ninh lớn nhất thế giới: Nhận diện nhiều thách thức mới
Hội nghị An ninh Munich (MSC) thường niên lần thứ 54 ngày 18-2,ộinghịanninhlớnnhấtthếgiớiNhậndiệnnhiềuthchthứcmớhôm nay ai đá banh bế mạc tại thành phố Munich, Đức. Trong 3 ngày họp, hàng loạt các vấn đề an ninh toàn cầu được đưa ra thảo luận với các sáng kiến đề xuất giải quyết. Tuy vậy kết quả đưa ra khá khiêm tốn so với kỳ vọng.
Quang cảnh Hội nghị MSC 54.
Hội nghị quy tụ hơn 500 đại biểu trên khắp thế giới với 20 người đứng đầu chính phủ và nhà nước, cùng gần 40 ngoại trưởng và 40 bộ trưởng quốc phòng. Chủ đề nổi bật tại MSC 54 là vai trò trong tương lai của Liên minh châu Âu (EU) và mối quan hệ giữa khối này với Nga và Mỹ, nhưng có rất nhiều mối quan tâm khác về an ninh đan xen lẫn nhau. Đó là vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, nhiều quốc gia đã tiếp tục bày tỏ sự lo ngại và đề nghị gia tăng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Bình Nhưỡng. Việc Anh rời khỏi EU (Brexit) thì vấn đề an ninh sẽ được giải quyết như thế nào? Về vai trò của Mỹ hiện nay như thế nào? Ngoại trưởng Đức Gabriel cảnh báo Mỹ cần EU nhiều như EU cần Mỹ và hai bên cần xây dựng lại các mối quan hệ vốn có và hợp tác với nhau, nếu không sẽ phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu. Ngoài những vấn đề nói trên, các đại biểu còn đề cập hàng loạt vấn đề an ninh quốc tế như các cuộc xung đột ở Trung Đông, đặc biệt là các mối quan hệ đi xuống giữa các quốc gia vùng Vịnh cũng như các diễn biến chính trị ở khu vực Sahel (châu Phi), kiểm soát vũ khí...
Đặc biệt, theo sáng kiến do Tập đoàn điện tử Siemens của Đức đề xuất, các doanh nghiệp lớn, trong đó có Tập đoàn hàng không vũ trụ châu Âu Airbus, hãng sản xuất ô tô Đức Daimler, Công ty phần mềm Mỹ IBM và Công ty bảo hiểm Đức Allianz, đã cam kết áp dụng các nguyên tắc và tiêu chuẩn chung liên quan đến an ninh mạng.
Tuyên bố chung cũng đặc biệt nhấn mạnh 10 lĩnh vực cụ thể vốn đòi hỏi các chính trị gia và doanh nghiệp nỗ lực hơn nữa để bảo đảm mức độ an toàn trong một thế giới ngày càng số hóa. Trong số những lĩnh vực này có việc chứng thực cơ sở hạ tầng then chốt cho cái gọi là “Internet vạn vật” - (hay internet kết nối vạn vật, một tập hợp các thiết bị, phương tiện có khả năng kết nối với nhau, với internet và với thế giới bên ngoài); tôn trọng các quy tắc an ninh mạng theo những thỏa thuận thương mại tự do và bảo đảm các chức năng an ninh cùng bảo vệ cá nhân phải được mặc định cài sẵn trong các sản phẩm... Theo ước tính mới đây của Cơ quan An ninh thông tin và Mạng của EU (ENISA), chỉ tính riêng năm 2016, các chi phí an ninh mạng đã lên tới 560 tỉ euro (gần 700 tỉ USD). ENISA cũng cảnh báo nguy cơ đối với an ninh mạng sẽ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh ngày càng nhiều trang thiết bị kết nối với internet.
Tuy nhiên, với kỳ vọng tìm ra câu trả lời cho tiêu đề Báo cáo an ninh Munich đề cập viễn cảnh của việc sụp đổ trật tự thế giới “Tiến đến bờ vực hay quay trở lại?” vẫn chưa được thực hiện. Thay vào đó trọng tâm của các cuộc thảo luận là câu hỏi làm thế nào để có được quyền lực tốt nhất, đặc biệt là các nước châu Âu có đủ năng lực quốc phòng để đối phó với các cuộc xung đột trong tương lai.
Dù không đạt được như kỳ vọng nhưng cũng phải nhìn nhận nhiều tầm nhìn sáng kiến và nghị quyết được đưa ra tại hội nghị với sự đồng thuận chung, như khẳng định nỗ lực đối phó với nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bất chấp những thắng lợi của các liên quân quốc tế tại Syria và Iraq; ủng hộ các cuộc đối thoại giúp cải thiện tình hình hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hay đề xuất của Anh về một hiệp định an ninh mới với EU sau Brexit.
Những thách thức an ninh toàn cầu là lớn và không thể giải quyết trong một cuộc họp. Để những sáng kiến và tầm nhìn đưa ra tại cuộc họp được thực hiện cần đòi hỏi nhiều nỗ lực toàn cầu hơn nữa. Trong bài phát biểu tại lễ bế mạc, Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich Wolfgang Ischinger cũng nhấn mạnh sau hội nghị này, các bên đã nắm được những thách thức mới cũng như những điều cần tránh, song cần có những bước đi cụ thể nhằm triển khai tất cả các tầm nhìn và ý tưởng này.
NGUYỄN TẤN tổng hợp