Tình huống chiếc SH Mode bị mất phanh khi đổ đèo tại Tam Đảo vào ngày 29/5 vừa qua khiến nhiều người không khỏi thót tim.
Theưuýgìkhiđổđèobằlich thi dau giai nha nghe myo một số nhân chứng, khi đang đổ đèo từ Tam Đảo đi xuống, một cặp vợ chồng cùng con nhỏ trên chiếc Honda SH Mode màu trắng đã không may bị mất phanh, cứ thế bị trôi không dừng lại được. Lúc này, người vợ ngồi phía sau liên tục ra tín hiệu kêu cứu.
Thật may mắn, một người đàn ông điều khiển xe số hiệu Yamaha Sirius màu đỏ đã kịp đuổi theo trên đoạn đường dốc và dùng tay để giữ chiếc SH Mode dừng lại. Sau tình huống trên, cả gia đình 3 người trên chiếc xe tay ga đều được an toàn.
(Nguồn video: HLX)
Tình huống thót tim trên cũng khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu có nên đi đường đèo bằng xe tay ga hay không?
Trên thực tế, do đặc thù cấu tạo của xe tay ga không thể chủ động về số thấp để hãm động cơ như xe số thông thường mà chỉ có thể dùng đến phanh để giảm tốc độ, do đó sẽ gặp bất lợi nhất định khi đổ đèo.
Khi người điều khiển xe tay ga bóp phanh liên tục lúc xuống dốc sẽ khiến phanh xe nóng rất nhanh, má phanh bị mài mòn, thậm chí phanh hoàn toàn mất tác dụng như trong trường hợp chiếc xe trong đoạn clip trên.
Tuy vậy, theo các chuyên gia về lái xe an toàn, xe máy tay ga vẫn hoàn toàn có thể đi đường đèo dốc một cách an toàn nếu nắm chắc một số nguyên tắc như sau:
- Tuyệt đối không tắt máy để xe tự trôi:
Nhiều người cho rằng, tắt máy khi đổ đèo sẽ giúp tiết kiệm xăng, thế nhưng đây là quan niệm hết sức sai lầm và có thể gây hại cho chủ xe. Việc tắt máy để xe trôi sẽ khiến xe hoàn toàn mất lực hãm từ động cơ thông qua ly hợp. Lúc này chỉ duy nhất phanh làm nhiệm vụ giảm tốc độ khiến bộ phận này có nguy cơ mất tác dụng.
- Sử dụng kỹ thuật "mớm ga":
Thực chất, ở xe ga không phải là không có "phanh động cơ", có điều việc động cơ bám hay không lại phụ thuộc nhiều vào kỹ năng xử lý của lái xe. Nguyên lý chung của đa số xe ga là bộ phận ECU sẽ điều khiển côn bám khi có tác động từ tay ga, còn khi nhả ga hoàn toàn trong một khoảng thời gian nào đó thì côn sẽ được điều khiển nhả để xe tự trôi.
Do đó, khi xuống dốc, không nên nhả ga hoàn toàn mà thỉnh thoảng vẫn phải "mớm" nhẹ ga và có thể kết hợp phanh. Điều này khiến côn của xe vẫn bám và tạo ra lực hãm giúp chiếc xe không bị trôi nhanh khi xuống dốc.
- Duy trì tốc độ vừa phải:
Theo những người có kinh nghiệm, tốc độ xuống dốc cũng chỉ nên nên duy trì ở mức 20-30 km/h là hợp lý. Nếu đi quá chậm, ECU trên một số xe sẽ tự động ngắt côn khiến xe bị mất lực hãm từ động cơ.
Còn nếu đi quá nhanh, côn sẽ không còn có tác dụng hãm nữa mà biến thành đẩy. Đồng thời, đi càng nhanh thì quán tính càng lớn, đồng nghĩa với phanh xe sẽ phải làm việc với cường độ cao hơn.
- Chia thành các chặng để nghỉ:
Việc vừa đi vừa bóp phanh liên tục khiến chiếc xe rất dễ bị mất phanh. Thế nên với những đoạn dốc dài, chúng ta không nên tiếc thời gian dừng nghỉ giữa chặng. Đây cũng là khoảng thời gian quý giá giúp phanh xe được nghỉ ngơi, bớt nóng và sớm trở lại trạng thái hoạt động tốt nhất.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!