【bxh nhat anh】Bạo lực gia đình giảm

Theạolựcgiađìnhgiảbxh nhat anho thống kê của Ban Chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình tỉnh thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2016 tình trạng bạo lực gia đình trong tỉnh có chiều hướng giảm mạnh. Bình quân mỗi năm giảm được 23,6% số vụ. Nạn nhân bị bạo hành chủ yếu là phụ nữ từ 16 - 59 tuổi.

Số vụ bạo lực gia đình giảm

Bạo lực gia đình đang là vấn đề “nóng” trên toàn thế giới, không chỉ làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội mà còn là hành vi vi phạm đến quyền con người. Ông Lê Thế Hùng, Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, cho biết: Nguyên nhân sâu xa của vấn đề bạo lực gia đình chủ yếu là do bất bình đẳng giới. Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào nếp suy nghĩ của người Việt Nam qua nhiều thế hệ, khiến lối xử sự gia trưởng vẫn còn tồn tại dai dẳng đến ngày nay.

Tăng cường tuyên truyền pháp luật cho chị em phụ nữ là một trong những biện pháp giúp bạo lực gia đình giảm. Trong ảnh:Cán bộ Hội Phụ nữ phường Bình Chuẩn tuyên truyền pháp luật cho chị em phụ nữ ở các khu nhà trọ

“Nhìn một cách thực tế, trước đây người phụ nữ thường xuyên bị hành hạ do cuộc sống chủ yếu phụ thuộc hoàn toàn vào chồng. Ngày nay, mặc dù người phụ nữ đã được xã hội đối xử bình đẳng với nam giới, họ có quyền giữ vị thế và vai trò của mình trong xã hội. Nhiều phụ nữ thành đạt hơn chồng nhưng cũng bị chồng ngược đãi. Một nguyên nhân khác nữa, do các tệ nạn xã hội mà người chồng hoặc người vợ mắc phải như: Nghiện rượu, nghiện ma túy, cờ bạc, con cái hư hỏng, phạm tội… Một khi tệ nạn xã hội “xâm nhập” vào gia đình thì thường dẫn đến vợ chồng lục đục, kinh tế khó khăn, suy sụp tinh thần khiến vợ chồng mâu thuẫn gay gắt, dẫn đến bạo lực gia đình là điều khó tránh khỏi”, ông Hùng cho biết.

Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh xảy ra 1.552 vụ bạo lực gia

 đình. Trong quá trình quan sát, thu thập số liệu cho thấy, từ năm 2013 đến nay, tình trạng bạo lực gia đình đang có chiều hướng giảm mạnh. Bình quân mỗi năm giảm xuống 23,6% số vụ. Tỷ lệ bạo lực gia đình giảm năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: Năm 2013 giảm 95 vụ (chiếm tỷ lệ 21,54%) so với năm 2012; năm 2014 giảm 99 vụ (chiếm tỷ lệ 28,61%) so với năm 2013; năm 2015 giảm 51 vụ (chiếm tỷ lệ 20,64%). Riêng 9 tháng năm 2016, toàn tỉnh chỉ còn xảy ra 90 vụ bạo lực gia đình. Nạn nhân trong các vụ bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ có độ tuổi từ 16 đến 59 tuổi. Hình thức bạo lực thân thể chiếm tỷ lệ cao, kế tiếp đó là bạo lực tinh thần, kinh tế và tình dục.

Vì một gia đình đầm ấm

Nhằm ngăn ngừa và kéo giảm tình trạng bạo lực gia đình trên toàn tỉnh, những năm qua, Ban Chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình đã tập trung triển khai thực hiện mô hình “Phòng, chống bạo lực gia đình”, chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố căn cứ kế hoạch của tỉnh để xây dựng kế hoạch triển khai tại địa phương. Lựa chọn các xã, phường, thị trấn xảy ra tình trạng bạo lực gia đình hoặc có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình để triển khai thực hiện mô hình này; chú trọng việc thành lập Câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững”, Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình và củng cố lại Tổ hòa giải cơ sở tại các khu phố, ấp; hướng dẫn tổ chức xây dựng, quản lý và điều hành sinh hoạt Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, hoạt động của Nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình và Tổ hòa giải cơ sở…

Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã lồng ghép hoạt động công tác gia đình về phòng, chống bạo lực gia đình trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; chú trọng biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong hoạt động công tác gia đình. Cùng với đó, các sở, ban, ngành đã tổ chức, tập huấn, hội thảo, xây dựng các mô hình gia đình, ưu tiên vào thực hiện mục tiêu “Gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc”; tuyên truyền các nội dung về Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Phòng chống tệ nạn xã hội; Luật Phòng, chống tai nạn thương tích ở trẻ em; xóa bỏ các tập tục lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, tập huấn, lồng ghép các hội thi… nhằm chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đến nay, toàn tỉnh đã triển khai được 56 xã, phường, thị trấn trên 9 huyện, thị xã, thành phố với 309 Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 309 Nhóm Phòng, chống bạo lực gia đình và củng cố 309 Tổ hòa giải cơ sở. Ngoài ra, các ban, ngành, đoàn thể phối kết hợp thành lập 528 “Địa chỉ tin cậy” để tạo điều kiện cho người dân cung cấp thông tin và trực tiếp tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao. Đồng thời, qua việc sinh hoạt các Câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình định kỳ, các thành viên còn có thêm cơ hội trao đổi kinh nghiệm giữ gìn hạnh phúc gia đình, cách ứng xử giữa các thành viên gia đình, kinh nghiệm trong lao động, vay vốn tăng gia sản xuất cải thiện kinh tế, không để xảy ra tình trạng bạo lực gia đình.

Ông Lê Thế Hùng cho biết thêm: Để giải quyết và ngăn chặn nạn bạo lực gia đình một cách triệt để, thời gian tới sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, giúp người dân nâng cao kiến thức pháp luật về phòng chống bạo hành trong gia đình. Mặt khác, các ngành công an, tư pháp, hội liên hiệp phụ nữ… các cấp cần chú trọng phát hiện và hòa giải kịp thời các vụ xung đột, mâu thuẫn trong gia đình nhằm ngăn chặn bạo hành gia đình kéo dài.

 Theo thống kê của Ban Chỉ đạo phòng, chống bạo lực gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2016, toàn tỉnh xảy ra 1.552 vụ bạo lực gia đình. Qua quá trình quan sát, thu thập số liệu cho thấy, từ năm 2013 đến nay, tình trạng bạo lực gia đình đang có chiều hướng giảm mạnh. Bình quân mỗi năm giảm xuống 23,6 % số vụ. Tỷ lệ bạo lực gia đình giảm năm sau cao hơn năm trước. Nạn nhân trong các vụ bạo lực gia đình chủ yếu là phụ nữ có độ tuổi từ 16 đến 59 tuổi. Hình thức bạo lực thân thể chiếm tỷ lệ cao, kế tiếp đó là bạo lực tinh thần, kinh tế và tình dục.