Indonesia,ẽđặtnhàmáyTeslatiếptheotạiĐôngNamÁtucuman hiện đang là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đã thu hút Tesla đầu tư vào sản xuất pin và xe điện từ năm 2020 với lợi thế trữ lượng quặng niken phong phú, nguyên liệu quan trọng trong pin xe điện.
Nhà lãnh đạo cao nhất của Indonesia đã có 2 cuộc nói chuyện với CEO Tesla Elon Musk, một lần gặp trực tiếp tại trụ sở SpaceX ở Texas vào năm ngoái, và một lần mới đây qua điện thoại để thuyết phục tỷ phú người Mỹ đầu tư vào đất nước mình.
“Tôi đã nói rằng nếu đầu tư vào Indonesia, chúng tôi có thể nhượng quyền khai thác niken”, Jokowi (tên gọi phổ biến của ông Widodo) cho hay.
Các ưu đãi khác bao gồm giảm thuế và chương trình trợ cấp mua xe điện giúp Tesla xây dựng thị trường tại quốc gia đông dân thứ 4 thế giới. Ông cũng cho biết các cơ quan chức năng đang gấp rút hoàn thiện các kế hoạch trợ cấp này. Không chỉ vậy, người đứng đầu chính phủ Indonesia khẳng định sẵn sàng đầu tư vào chuỗi cung ứng pin và xe điện.
Tesla đang tìm kiếm xây dựng bổ sung thêm một trung tâm sản xuất mới. Hiện công ty sản xuất xe điện tại 4 địa điểm: Fremont (California), Thượng Hải (Trung Quốc), Austin (Texas) và ngoại ô Berlin (Đức). Các nhà phân tích ước tính hãng xe điện cần xây dựng thêm từ 7 đến 8 cơ sở nữa mới có thể đáp ứng mục tiêu doanh số 20 triệu xe điện vào năm 2030 mà CEO Elon Musk đặt ra.
Ngoài Indonesia, Hàn Quốc, Canada và Mexico cũng đang cạnh tranh thu hút sự chú ý của Tesla. Trong đó, Mexico đang là quốc gia có lợi thế với khoản đầu tư của công ty xe điện do có vị trí nằm gần thị trường chính của họ tại Mỹ, cũng như việc chuỗi cung ứng linh kiện đã được thiết lập và hoàn toàn có thể nhận được khoản trợ cấp tín dụng thuế tiêu dùng mà chính quyền Tổng thống Biden đã ban hành.
Trong khi đó, trữ lượng mỏ niken lớn nhất thế giới, là một lợi thế chính của Indonesia. Từ năm 2020, chính quyền Tổng thống Jokowi đã cấm xuất khẩu quặng niken để khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng chuỗi cung ứng tích hợp theo chiều dọc cho pin và xe điện tại đây.
Lệnh cấm này đã mang lại những khoản đầu tư lớn, chủ yếu đến từ Trung Quốc, nhưng cũng đã bị Liên minh châu Âu “thổi còi”, đưa đơn kiện lên Tổ chức thương mại thế giới WTO với cáo buộc làm tổn hại ngành thép của lục địa già. Năm 2022, WTO ra phán quyết có lợi cho EU nhưng Indonesia đang tiến hành thủ tục kháng cáo.
Thế Vinh(Theo Reuters)