【ltd c3】Quảng Bình: Thu nội địa năm 2022 ước đạt 8.000 tỷ đồng

Thu tiền sử dụng đất chiếm 62% tổng số thu nội địa

Trao đổi với phóng viên TBTCVN,ảngBìnhThunộiđịanămướcđạttỷđồltd c3 ông Đoàn Vĩ Tuyến - Cục trưởng Cục Thuế Quảng Bình, cho biết so với dự toán năm, có 14 khoản thu đạt dự toán cả năm, như thu từ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trung ương, DNNN địa phương, thu ngoài quốc doanh, thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu tiền thuê đất, thu phí lệ phí, thu khác ngân sách...; còn lại 2 khoản thu chưa đạt tiến độ của dự toán năm là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và thuế bảo vệ môi trường.

Quảng Bình: Thu nội địa năm 2022 ước đạt 8.000 tỷ đồng
Công chức Cục Thuế Quảng Bình hỗ trợ người nộp thuế tại bộ phận một cửa. Ảnh: CTV.

So cùng kỳ, có 11/16 khoản thu có tăng trưởng so với cùng kỳ, như thu từ DNNN trung ương, thu từ DN đầu tư nước ngoài, thuế TNCN, thu tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thu tiền thuê đất, thu lệ phí trước bạ, thu hoa lợi công sản, thu cấp quyền khai thác khoáng sản và thu xổ số kiến thiết; còn lại 5 khoản giảm thu so với cùng kỳ.

Thu được 634 tỷ đồng nợ thuế vào ngân sách

Theo ông Đoàn Vĩ Tuyến, đơn vị hàng tháng ban hành thông báo nợ và tiền chậm nộp tiền thuế gửi đến từng doanh nghiệp nợ thuế. Kết quả năm 2022 đã ban hành 292.570 lượt thông báo để đôn đốc thu nợ thuế, 891 quyết định cưỡng chế, tổng số tiền cưỡng chế là 2.009 tỷ đồng để thu hồi nợ đọng thuế, trong đó cưỡng chế bằng biện pháp trích tài khoản 751 trường hợp, cưỡng chế bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng 140 trường hợp.

Ước đến thời điểm 31/12/2022, bằng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đã thu được 634 tỷ đồng (thu bằng biện pháp quản lý nợ là 386 tỷ đồng, thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 248 tỷ đồng); trong đó thu tiền thuế nợ năm trước 130 tỷ đồng.

Có 8/8 địa bàn đều hoàn thành vượt dự toán đã giao cả về tổng số và số trừ tiền sử dụng đất. Cụ thể, về tổng số có 5/8 địa bàn đạt tỷ lệ cao trên số bình quân của toàn tỉnh như TP. Đồng Hới (199,8%), huyện Tuyên Hóa (186,1%), huyện Minh Hóa (183,3%), huyện Quảng Ninh (123,7), huyện Lệ Thủy (120,5%).

Để có được kết quả thu ngân sách vượt dự toán trung ương và HĐND tỉnh giao, theo lãnh đạo Cục Thuế Quảng Bình, việc triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2022 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, đã tác động đến công tác thu ngân sách trên địa bàn, nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp; sự phối hợp chặt chẽ hiệu quả của các ban ngành; cùng với những đóng góp của doanh nghiệp, doanh nhân, nên công tác thuế năm 2022 đã đạt được những kết quả tích cực.

Đặc biệt, các mặt công tác khác đều triển khai và hoàn thành, nhất là thực hiện chương trình cải cách thủ hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính theo các nghị quyết của Chính phủ và hiện đại hoá ngành Thuế, vận hành, khai thác có hiệu quả chương trình quản lý thuế tập trung (TMS), khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hóa đơn điện tử, hoàn thuế điện tử vượt chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao.

“Mặc dù thu ngân sách ước cả năm vượt về tổng số, nhưng cơ cấu thu ngân sách chưa đồng đều, khoản thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng 62% tổng số thu. Vẫn còn thất thu thuế ở một số lĩnh vực, sắc thuế mặc dù đã chỉ đạo thực hiện bằng nhiều giải pháp, nhưng kết quả mang lại chưa cao” - ông Tuyến cho hay.

Phấn đấu hoàn thành công tác thuế năm 2023

Để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm 2023 đã được Bộ Tài chính giao 5.887 tỷ đồng; HĐND tỉnh giao 6.500 tỷ đồng, ông Tuyến cho rằng, sang năm 2023 cục thuế sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tiến độ thu ngân sách, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn thu, từng khu vực thu, từng sắc thuế, tập trung vào các khu vực kinh tế, các sắc thuế cơ bản để xây dựng phương án, kịch bản chỉ đạo, điều hành thu kịp thời.

Đồng thời, cục thuế chủ động rà soát, đánh giá để tham mưu, kiến nghị với cấp có thẩm quyền các giải pháp để đôn đốc thu kịp thời những nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu như: kinh doanh bất động sản, thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng, dịch vụ du lịch, các ngành nghề phát sinh mới…

Quảng Bình: Thu nội địa năm 2022 ước đạt 8.000 tỷ đồng
Trung tâm điều hành hóa đơn điện tử Cục Thuế Quảng Bình luôn ứng trực 24/7 hỗ trợ người nộp thuế. Ảnh: CTV.

Ông Tuyến cũng cho biết, cục thuế sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát kê khai thuế của người nộp thuế (NNT), tập trung kiểm tra các tờ khai có sự mâu thuẫn, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế. Cục thuế quản lý chặt chẽ doanh nghiệp thành lập mới, giải thể, phá sản, ngừng hoạt động; thực hiện kịp thời và đúng quy trình, chính sách pháp luật về miễn, giảm, gia hạn nợ, hoàn thuế tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho NNT…

Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế theo phương thức quản lý rủi ro để tạo thuận lợi cho NNT. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023 đối với các doanh nghiệp có tăng trưởng, các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế; kiểm tra, rà soát chặt chẽ, hồ sơ khai thuế của NNT trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra trước đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, không để doanh nghiệp lợi dụng chủ trương hỗ trợ DN của Nhà nước để vi phạm pháp luật, đồng thời không gây phiền hà, sách nhiễu cho NNT.

Tuyên dương kịp thời các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt nghĩa vụ thuế

Cục trưởng Cục Thuế Quảng Bình cho biết, năm 2023, cục thuế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ và đôn đốc các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ thuế vào NSNN kịp thời; tổ chức đối thoại thường xuyên với NNT. Tuyên dương kịp thời thành tích của các tổ chức, cá nhân có ý thức chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế, đóng góp số thu lớn cho ngân sách.