【kết quả bóng đá quốc gia ý】Linh hoạt nhiều phương án ứng phó, hỗ trợ người dân phòng, chống dịch
Tạo điều kiện tối đa cho người dân ngoại tỉnh
Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố (TP) Dương Anh Đức, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, từ giữa tháng 7, sau khi nhận được đề nghị của một số địa phương, TP.Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức tốt việc đưa người dân về quê theo văn bản trao đổi giữa 2 bên; người dân trước khi về quê đều được xét nghiệm và phải có kết quả âm tính.
Tính từ ngày 20/7 đến nay, TP đã phối hợp tổ chức cho hơn 7 nghìn người từ TP. Hồ Chí Minh về các địa phương Đà Nẵng, Gia Lai, Đà Nẵng, Phú Yên, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Khánh Hòa, Bến Tre, Bình Thuận…
Tuy nhiên, trước tình trạng người dân tự ý về quê bằng phương tiện xe máy, không đảm bảo quy định phòng chống dịch và an toàn giao thông, ngày 30/7/2021, UBND TP đã ban hành Công văn số 2544 gửi UBND các tỉnh, thành phố để phối hợp chặt chẽ trong công tác đưa người dân về quê.
Trong đó, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, chỉ định đầu mối tiếp nhận, lập danh sách, tổ chức xét nghiệm, tổ chức vận chuyển. UBND TP cũng ban hành Công văn số 2548 giao nhiệm vụ cho các cơ quan đầu mối là Sở Giao thông vận tải và các sở liên quan để phối hợp thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được về quê.
Bên cạnh đó, TP cũng cố gắng nỗ lực phối hợp tỉnh, thành tạo điều kiện tối đa cho người dân ngoại tỉnh lưu trú tại TP. Hồ Chí Minh có điều kiện tốt nhất để duy trì cuộc sống, sức khoẻ. Lãnh đạo TP mong người dân không di chuyển tự phát, gây khó khăn, mất ổn định trật tự, ảnh hưởng sức khoẻ, tính mạng. TP cam kết đảm bảo ổn định cho người dân ở lại TP. Hồ Chí Minh trong thời gian chống dịch.
“TP.Hồ Chí Minh đang rất nỗ lực phối hợp với các địa phương tạo điều kiện tối đa cho người dân ngoại tỉnh lưu trú tại TP có điều kiện tốt nhất để duy trì cuộc sống, sức khoẻ, kể cả việc tiêm vắc xin phòng dịch” – Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Dương Anh Đức bày tỏ.
Để giúp đỡ người dân gặp khó khăn, TP đã thành lập Trung tâm tiếp nhận và điều phối viện trợ cấp TP, quận - huyện, phường - xã; phát huy mạng lưới, hệ thống chính trị cơ sở, các đoàn thể, tổ chức tình nguyện để nắm các đối tượng cần hỗ trợ. Đối với việc triển khai gói an sinh xã hội theo Nghị quyết 09/NQ-CP, trong thời gian qua, một số đối tượng không được nhận hỗ trợ do không thuộc quy định của chính sách.
Linh hoạt 3 nhiệm vụ trọng tâm
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của TP lúc này là xử lý cùng lúc 3 vấn đề “nóng”; công tác tiêm chủng vắc xin Covid -19; các biện pháp hỗ trợ người dân tại TP.Hồ Chí Minh về quê và điều trị bệnh nhân nặng.
Về vắc xin, đây là giải pháp quan trọng để TP.Hồ Chí Minh đạt được trạng thái bình thường mới. Do vậy, ngoài nguồn cung vắc xin từ Trung ương, TP đã chủ động báo cáo, xin Chính phủ cho phép TP sử dụng nguồn lực ngân sách, nguồn vận động, hỗ trợ để chủ động tìm kiếm nguồn vắc xin bổ trợ. UBND TP đã làm việc, ký biên bản ghi nhớ về cung ứng vắc xin; tuy nhiên đến nay, ngoài nguồn cung từ Trung ương, TP vẫn chưa nhận được nguồn vắc xin chủ động.
Từ nguồn vắc xin được phân bổ, TP đã triển khai các đợt tiêm chủng minh bạch, tự nguyện. Chất lượng việc tiêm đảm bảo an toàn; tiến độ, số lượng ngày càng nhanh hơn do TP đã cải tiến, rút kinh nghiệm và tăng năng lực tiêm.
Để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất, TP. Hồ Chí Minh đang huy động thêm các nguồn lực, cố gắng đạt trung bình khoảng 300.000 liều/ngày. Cuối tháng 8, nếu đảm bảo nguồn cung và tiến độ cung vắc xin, TP sẽ có có mức bao phủ vắc xin đạt 70 - 80% cho người từ 18 tuổi trở lên. TP cũng sẽ kiên trì làm việc với đối tác đã cam kết cung ứng vắc xin để đa dạng hoá, tăng nguồn vắc xin cho người dân.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, TP có lượng người dân từ các tỉnh, thành đến học tập, sinh sống và làm việc lớn. Nếu người dân về quê nhiều sẽ gây khó khăn cho địa phương trong công tác tiếp nhận trong thời gian ngắn, việc giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16 cũng hạn chế người dân di chuyển.
“TP. Hồ Chí Minh đề nghị người dân bình tĩnh, yên tâm ở lại TP. Trong giai đoạn khó khăn này, mong người dân thông cảm và đồng lòng, ủng hộ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn. Riêng TP sẽ sử dụng mọi nguồn lực để chăm lo cho người dân, cam kết không để người dân thiếu đói. Các nguồn lực ngân sách và nguồn lực xã hội sẽ được huy động để chăm lo cuộc sống cho người dân" - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh.
Đối với công tác điều trị bệnh nhân nặng, khi chuyển chiến lược sang tập trung cho công tác điều trị, TP đã tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế để tiến hành điều trị theo mô hình tháp 5 tầng. Thời gian tới, TP sẽ tiếp tục bổ sung nhân lực, điều chỉnh quy trình, không để tình trạng bệnh nhân không được tiếp nhận hoặc tiếp nhận trễ.
Theo quan sát và phân tích của ngành chức năng, hiện nay khâu tiếp nhận, xử lý ở tầng 3 (tháp 5 tầng điều trị) đang gặp nhiều khó khăn do hạn chế cơ sở vật chất, đội ngũ, thiết bị. Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Phan Văn Mãi cho biết, TP sẽ tập trung khắc phục; đồng thời đề nghị Tổ công tác đặc biệt Bộ Y tế hỗ trợ kết nối liên thông với tầng 4, tầng 5 và kịp thời có chỉ định, biện pháp điều trị để giảm tỷ lệ ca chuyển nặng và tử vong./.
"Người dân nếu gặp khó khăn, cần sự hỗ trợ, chủ động liên hệ từng địa phương và thông qua các tổng đài để TP ghi nhận, kịp thời chăm lo"- Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nói. |
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Gia Cư