【soi kèo phạt góc mu】Nợ xấu và tái cơ cấu kìm hãm cổ phiếu ‘vua’
Mất điểm sáng
Từ đầu năm tới nay,ợxấuvàtáicơcấukìmhãmcổphiếsoi kèo phạt góc mu thị trường chứng chứng khoán vẫn vận động theo chiều hướng tích cực. Tính tới cuối tháng 7, chỉ số VN-Index đã tăng khoảng 12%, tuy nhiên, nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng niêm yết không còn là điểm sáng. Ngoại trừ VCB có mức tăng ấn tượng và MBB nhích nhẹ, giá các cổ phiếu ngân hàng niêm yết còn lại dường như vẫn “dậm chân tại chỗ”, trong khi đa phần lợi nhuận các ngân hàng có mức tăng trưởng.
Báo cáo kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2016 cho thấy, lợi nhuận của các ngân hàng có sự phân hóa lớn. Thống kê sơ bộ cho thấy, trong 8 ngân hàng niêm yết, có tới 6 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế dương, chỉ có 2 ngân hàng lợi nhuận giảm.
Cụ thể, lũy kế 6 tháng đầu năm, 6 ngân hàng niêm yết có lợi nhuận trước thuế dương so với cùng kỳ năm trước là: VCB đạt 4.271 tỷ đồng, tăng 35,5%; BID đạt 3.311 tỷ đồng, tăng 6,2%; CTG đạt 4.272 tỷ đồng, tăng 10%; MBB đạt 1.862 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ; ACB đạt 828 tỷ đồng, tăng 13%; SHB xấp xỉ 524 tỷ đồng, tăng 9%. Ngược lại, 2 ngân hàng lợi nhuận trước thuế giảm là: EIB giảm 88% so với cùng kỳ xuống 79 tỷ đồng; STB đạt 363 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm mạnh 76%.
Trong khi đó, thống kê giá cổ phiếu từ đầu năm tới ngày 3/8/2016 lại cho thấy, chỉ có giá 2 cổ phiếu ngân hàng tăng; còn lại 5 cổ phiếu giảm giá và 1 cổ phiếu giá không đổi. Theo đó, giá cổ phiếu VCB tăng mạnh nhất với 7.300 đồng (tăng 16,9%); tiếp đó là MBB tăng 800 đồng (tăng 5,7%); còn lại BID giảm 3.100 đồng (giảm 15,3%); CTG giảm 1.200 đồng (giảm 6,6%); ACB giảm 2.400 đồng (giảm 12,2%); STB giảm 1.600 đồng (giảm 12,7%); SHB giảm 700 đồng (giảm 10,9%); riêng EIB giá đứng yên là 11.200 đồng/cổ phiếu.
Bị nợ xấu và tái cơ cấu kìm hãm
Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (VCBS) cho rằng, việc thiếu các tin tức hỗ trợ, cũng như kết quả kinh doanh không thực sự nổi bật do ảnh hưởng từ quá trình xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống là nguyên nhân chính kìm hãm ngành Ngân hàng.
Theo VCBS, quá trình tái cơ cấu ngân hàng tiếp tục được diễn ra, dù không có quá nhiều sự kiện nổi bật trong nửa đầu năm. Công ty này cho biết thêm, tỷ lệ nợ xấu có dấu hiệu gia tăng từ cuối năm 2015. Tính đến hết quý I/2016, tỷ lệ nợ xấu theo thống kê từ NHNN là 2,62%, cao hơn mức 2,55% cuối năm 2015. Bên cạnh yếu tố “mô típ” từ năm 2010 đến nay (tỷ lệ nợ xấu báo cáo thường thấp vào cuối năm), VCBS cho rằng, đây có thể là hệ quả tất yếu của việc gia tăng tín dụng bất động sản trong năm 2015.
Còn theo báo cáo 6 tháng đầu năm của một số ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu dù có chuyển biến tích cực về giá trị tương đối, nhưng lại gia tăng về con số tuyệt đối. Điều này không chỉ đáng lo ngại ở một số ngân hàng top dưới, mà còn xuất hiện cả ở những ngân hàng top trên, với mức tăng trưởng lợi nhuận tốt.
Chẳng hạn như, tại BID, lợi nhuận trước thuế hợp nhất 6 tháng tăng 6,2%, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức dưới 2%, nhưng dư nợ nợ xấu theo giá trị tuyệt đối lại tăng tới 31% so với cuối 2015. Cụ thể, tổng nợ xấu của BID đến 30/6/2016 đã tăng thêm hơn 3.000 tỷ đồng, lên tới 13.183 tỷ đồng so với cuối 2015. Hay tại VCB, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đã giảm đáng kể từ 1,84% xuống còn 1,74%, nhưng xét về số tuyệt đối đã tăng thêm về 334 tỷ đồng so với đầu năm. Tại ACB, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,31% tại thời điểm đầu năm xuống còn 1,24% tính đến cuối tháng 6/2016; nhưng nợ có khả năng mất vốn hơn 1.338 tỷ đồng, tăng 26% so với thời điểm đầu năm. Còn tại STB, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 6 đạt 2,83%, tăng so với mức 1,85% tại thời điểm đầu năm…
Đặc biệt nhất trong nhóm ngân hàng niêm yết là EIB. Nợ xấu là điểm nhấn trong báo cáo tài chính của Eximbank quý II/2016. Cụ thể, EIB có tới 4.285 tỷ đồng nợ xấu, chiếm 5,3% trên tổng dư nợ. Con số này tăng đột biến so với tỷ lệ nợ xấu chưa đến 2% tại thời điểm cuối năm 2015. Trong 3 nhóm nợ xấu thì nợ dưới chuẩn của EIB là 2.415 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa tổng nợ xấu và tăng gấp 13 lần thời điểm đầu năm. Nợ nghi ngờ của EIB tăng 34,8% lên 797 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn cũng tăng tương đương, lên 1.073 tỷ đồng.
VCBS cho biết thêm, nợ xấu đưa về mức 3% từ năm 2015 khiến áp lực bán nợ đã thực sự giảm bớt. Tuy nhiên, khối lượng lớn nợ xấu bán bằng trái phiếu đặc biệt năm 2015 sẽ còn đè nặng lên chi phí trích lập dự phòng tại các ngân hàng trong nửa cuối năm nay, trừ một số ít các ngân hàng đã tích cực xử lý nợ trong quá khứ. Như vậy, câu chuyện phân hóa ngành Ngân hàng sẽ còn chi phối cả năm nay.
“Quá trình tái cơ cấu ngân hàng có vẻ không sôi động trong nửa cuối năm, một phần có thể do việc thay đổi điều hành toàn hệ thống cần thời gian, theo đó, chúng tôi kỳ vọng quá trình này sẽ được thúc đẩy mạnh hơn vào nửa cuối năm 2016”, VCBS cho hay./.
Duy Thái