【kết quả bóng đá chile】Nhiều dự án bất động sản “ngoại” hết hơi

Tháp thiên niên kỷ của Công ty TSQ tại Hà Đông vẫn là bãi đất hoang

UBND Thành phố Hà Nội vừa có văn bản nhắc nhở các quận,ềudựánbấtđộngsảnngoạihếthơkết quả bóng đá chile huyện tăng cường giám sát các dự án bất động sản có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương.

Các dự án được nêu tên bao gồm: Khu chung cư quốc tế Booyoung của Công ty TNHH Booyoung Việt Nam; Tòa tháp thiên niên kỷ Hà Tây của Công ty TSQ của Công ty TNHH TSQ, Cao ốc quốc tế Hồ Tây của Công ty TNHH Cao ốc quốc tế Hồ Tây...

Theo lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có 95 dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đầu tư đăng ký là gần 10 tỷ USD. Tuy nhiên, số vốn đầu tư được giải ngân trên thực tế chỉ đạt khoảng 35%.

Trong số 1,8 tỷ USD nộp ngân sách trong các năm 2008 – 2010 từ các dự án đầu tư bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài thì hầu hết là các dự án đầu tư vào khu công nghiệp. Đóng góp vào ngân sách Thành phố từ các dự án đầu tư bất động sản khác như là nhà ở, khu đô thị, sân golf không đáng kể, nhiều dự án chậm tiến độ quá 24 tháng.

Điển hình cho các dự án chậm tiến độ là dự án chung cư cao cấp của Công ty TNHH Booyoung Việt Nam (100% vốn đầu tư Hàn Quốc) tại Khu đô thị Mỗ Lao – quận Hà Đông. Dù được bàn giao mặt bằng từ lâu và tổ chức khởi công hoành tráng từ đầu năm 2007, nhưng đến này dự án với 6 tòa nhà chung cư cao 30 tầng vẫn bất động. Thậm chí, qua 5 lần điều chỉnh giấy phép đầu tư, hơn 4,3 ha đất sạch có hạ tầng đã giao cho Công ty Booyoung hiện vẫn chỉ là những khu đất để cỏ mọc hoang.

Trong số danh sách các công ty có dự án chậm tiến độ một cách “có hệ thống” còn phải kể đến Công ty TNHH TSQ Việt Nam (100% vốn Ba Lan) với đại diện là dự án “Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây” tại Phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội. Dự án có quy mô 2 toà tháp cao 45 tầng và 4 tầng hầm với tổng vốn đầu tư 37,6 triệu USD được cấp phép từ tháng 11/2006 đến nay vẫn chỉ là bãi đất hoang.

Năm 2012, hàng loạt các nhà đầu tư bất động sản có “vốn ngoại” chậm tiến độ được nhắc tên như: Công ty TNHH Pacific Thăng Long (liên danh giữa JANAKPUR Limiter (Ireland) và Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Thăng Long GTC) với dự án Khu phức hợp Giảng Võ, số 15 – 17 Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội; Công ty TNHH Pacific Land Việt Nam với “siêu” dự án Khu công nghệ sinh học Habiotech rộng hơn 200 ha, quy mô vốn đầu tư 250 triệu USD được cấp phép từ tháng 3/2008 đến nay vẫn chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng; Công ty TNHH Togi Việt Nam (100% vốn Liên Bang Nga) với dự án “Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ, khu luyện tập thể thao” tại xã Quang Minh, huyện Mê Linh…