Tháng 8,ửađổimộtsốnộidungđặcthùvềquảnlýtàichínhvớiSởGiaodịchchứngkhoánice vs marseille số nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã số giao dịch chứng khoán đạt “đỉnh” từ đầu năm | |
Xây dựng quy định về hoạt động giao dịch chứng khoán trong ngày | |
Xây dựng quy định mới liên quan đến chuyển quyền sở hữu chứng khoán |
Bộ Tài chính đang xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2019. |
Đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp
Theo Bộ Tài chính, tại Luật Chứng khoán năm 2019 có quy định, các Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam được tổ chức lại để thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, Bộ Tài chính đang xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán năm 2019.
Để đảm bảo khung khổ pháp lý cho hoạt động của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam theo quy định tại Luật Chứng khoán năm 2019, dự thảo Nghị định này sẽ sửa đổi Nghị định số 122/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số nội dung đặc thù về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam.
Dự thảo nêu rõ, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại doanh nghiệp của doanh nghiệp nhà nước.
Khi tính toán các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, ngoài các yếu tố khách quan được loại trừ theo quy định pháp luật về đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam được loại trừ các yếu tố khách quan sau:
Thứ nhất,chính sách quản lý của Nhà nước làm ảnh hưởng đến tình hình niêm yết, giao dịch chứng khoán và tình hình đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Thứ hai, đối với Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ, thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn vào công ty con thay đổi do biến động các yếu tố: khối lượng chứng khoán giao dịch và giá giao dịch; giá trị trái phiếu trúng thầu, kế hoạch và quy mô huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu; giá trị giao dịch trái phiếu; giá trị chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch; khối lượng giao dịch chứng khoán phái sinh; khối lượng giao dịch của các chứng khoán khác theo quy định của pháp luật chứng khoán.
Thứ ba, đối với Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ thay đổi do biến động các yếu tố: Khối lượng chứng khoán lưu ký thực hiện trong năm; giá trị chứng khoán đăng ký (lần đầu) thực hiện trong năm và số lần đăng ký chứng khoán bổ sung; giá trị thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; số lần thực hiện quyền và số lượng cổ đông tương ứng với mỗi lần thực hiện quyền; số lần và giá trị chuyển khoản chứng khoán; giá trị chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch chứng khoán; số lượng hợp đồng và giá trị vay và cho vay chứng khoán, số dư vị thế cuối ngày; số dư tài sản ký quỹ cuối ngày, giá trị giao dịch chứng khoán thế vị và khối lượng chứng khoán phái sinh thế vị.
Quy chế quản lý tài chính, giám sát hoạt động của công ty con
Dự thảo Nghị định này cũng quy định về quy chế quản lý tài chính, quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, công ty con của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam.
Theo đó, căn cứ quy định tại Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam ban hành Quy chế quản lý tài chính và Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty con sau khi có ý kiến của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Quy chế quản lý tài chính của công ty con bao gồm các nội dung cơ bản như: vốn điều lệ, huy động vốn và đầu tư vốn ra bên ngoài; đầu tư, xây dựng, mua sắm tài sản cố định, quản lý tài sản; doanh thu.
Cụ thể hơn về doanh thu, dự thảo nêu rõ, đối với công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, doanh thu sẽ bao gồm: doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ (doanh thu từ hoạt động niêm yết, doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán, doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh, doanh thu từ hoạt động đấu thầu trái phiếu, doanh thu từ hoạt động đấu giá cổ phần, doanh thu từ hoạt động chuyển quyền sở hữu chứng khoán không qua hệ thống giao dịch và doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ khác); doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ (doanh thu từ dịch vụ cung cấp thông tin, doanh thu từ dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng và doanh thu từ dịch vụ khác); doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Công ty con của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính đối với lãi tiền gửi phát sinh liên quan đến hoạt động đấu giá chứng khoán.
Đối với công ty con của Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam, doanh thu đến từ hoạt động nghiệp vụ (doanh thu từ hoạt động bù trừ chứng khoán, quản lý vị thế, chuyển khoản vị thế, quản lý tài sản ký quỹ, sửa lỗi giao dịch, xử lý đối với các giao dịch bị lùi thời gian thanh toán và doanh thu nghiệp vụ khác theo quy định pháp luật); doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
Dự thảo Nghị định quy định, công ty con của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi phí trích lập Quỹ dự phòng rủi ro thanh toán nghiệp vụ bù trừ chứng khoán. Việc trích Quỹ dự phòng rủi ro thanh toán nghiệp vụ bù trừ chứng khoán thực hiện hàng quý. Mức trích quỹ và việc sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro thanh toán nghiệp vụ bù trừ chứng khoán thực hiện theo quy định của pháp luật chứng khoán. Trong năm tài chính nếu không sử dụng hết, Quỹ được chuyển sang năm sau để sử dụng tiếp.