【ngoại hạng anh tối qua】Thảm họa chìm phà SEWOL Hàn Quốc: An toàn bị phớt lờ
Số liệu mới công bố cho thấy phà SEWOL đã chở quá tải trọng tối đa tới 3 lần,ảmhọachìmphàSEWOLHànQuốcAntoànbịphớtlờngoại hạng anh tối qua mặc dù chưa rõ đây có phải nguyên nhân trực tiếp của tai nạn. Các nhà điều tra cũng cho biết công ty quản lý phà SEWOL đã thêm nhiều buồng ngủ ở các tầng cao, khiến phần phía trên phà nặng hơn và tăng nguy cơ lật úp.
Trong khi đó, thủy thủ đoàn thậm chí không thông thạo phà SEWOL do chủ yếu là nhân viên hợp đồng, nhưng trưởng phà lại trao bánh lái cho đội ngũ thiếu kinh nghiệm này khi đang đi trên vùng biển nổi tiếng phức tạp. Các báo cáo trên như đổ thêm dầu vào cơn giận dữ của người Hàn Quốc, vốn cho rằng các chỉ dẫn an toàn không thỏa đáng và sự lỏng lẻo trong quy định kinh doanh, đã dẫn tới vụ việc.
Giới phân tích cho rằng tại Hàn Quốc nói chung và trong giao thông đường biển nói riêng, ưu tiên ngày càng được dành cho tốc độ hoàn thành công việc và tiết kiệm chi phí hơn là đảm bảo an toàn. Theo giáo sư chuyên ngành Kim Chang-je thuộc Đại học Hàng hải và Đại dương học Hàn Quốc, nước này có một hệ thống quy tắc an toàn đạt tiêu chuẩn quốc tế, song đã không được thi hành triệt để. Sự cố phà SEWOL đã phơi bày hàng loạt vấn đề tồn tại trong giao thông, thương mại qua con đường này.
Vụ chìm phà SEWOL không phải thảm họa duy nhất trong lịch sử Hàn Quốc hiện đại. Năm 1993, một chiếc phà quá tải chìm ngoài khơi bờ biển phía Tây, làm 292 người chết. Liên tiếp sau đó là vụ nổ khí ga, sập trung tâm thương mại cùng năm 1995, tai nạn máy bay của Korean Air ở Guam năm 1997, cháy đường tàu điện ngầm năm 2003, với số thương vong đều lên tới hàng trăm.
Dường như do không có sự cố lớn nào kể từ đó, Hàn Quốc đã bỏ lại sau lưng những cảnh báo tai họa. Giờ đây, sau giây phút bàng hoàng, người Hàn Quốc bắt đầu bày tỏ sự xấu hổ trước việc đất nước vẫn phải đi một quãng đường dài để giải quyết các lo ngại an toàn.