Các nhà khoa học của NASA đang khám phá "nơi khô cằn nhất Trái Đất" để tìm ra manh mối về sự sống trên sao Hỏa. Việc khoan thử nghiệm có thể gửi được gửi thông điệp đến ‘hành tinh đỏ’ trong tương lai.
Trong một môi trường khắc nghiệt với rất ít nước và chịu lượng bức xạ tia cực tím ở cường độ cao,ựsốngtrênsaoHỏaKhámphángaytừsamạcTráiĐấkqbd rosenborg hầu hết sự sống ở sa mạc Atacama, Chile chủ yếu là các loài vi sinh vật dưới lòng đất hoặc bên trong đá, các nhà nghiên cứu cho biết.
Các điều kiện lạnh và khô trên sao Hỏa mở ra bằng chứng cho việc có thể có sự sống ở những nơi mà mức tác động tiêu cực của bức xạ được giảm nhẹ. Tuy nhiên, nếu thu thập được mẫu từ bên dưới bề mặt của sao Hỏa sẽ cho khả năng khẳng định xác suất cao cho việc có thể tồn tại sự sống trên sao Hỏa không.
Mặc dù sa mạc Atacama có nhiệt độ cao hơn hơn đáng kể hơn so với sao Hỏa nhưng mức độ khô hạn của cũng gần tương tự như của hành tinh đỏ.
Brian Glass, một nhà khoa học không gian của NASA và các nhà nghiên cứu chính cho biết về dự án Khoan nghiên cứu sa mạc Atacama (ARADS): “Có mẫu vật cụ thể từ một môi trường tương tự như ở sao Hỏa sẽ giúp chúng tôi tìm ra các tốt nhất để duy trì sự sống tại sao Hỏa”.
Các nhà khoa học làm việc trong điều kiện cực kỳ khô hạn và nóng cùng với sức gió cao trong việc triển khai dự án ARADS lần đầu tiên. Công việc của họ chủ yếu diễn ra tại trạm Yungay, một ‘thị trấn ma’ trong sa mạc Atacama.
Họ cũng tiến hành nghiên cứu hồ Salar Grande, một hồ cạn nước cổ đại để xác định độ dày của muối và Maria Elena, một khu vực cũng cực kỳ khô hạn cũng nằm trong dự án nghiên cứu ARADS. Trong bốn năm tới, các nhà khoa học của dự án ARADS sẽ trở lại sa mạc Atacama để chứng minh tính khả thi về sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng về sự sống trên sao Hỏa .
Hoàng Anh
CEO Apple có thể ngồi tù vì bất hợp tác với FBI