【bóng đá net mobile】Đẩy gậy đã phổ biến nhưng cần thêm trợ lực

Từ là môn thể thao truyền thống của đồng bào dân tộc,Đẩygậyđphổbiếnnhưngcầnthmtrợlựbóng đá net mobile chỉ tổ chức trong dịp lễ, tết, đẩy gậy giờ trở nên phổ biến rộng rãi và nhận sự yêu thích của nhiều người.

Đẩy gậy Hậu Giang có tiềm năng nhưng cần thêm trợ lực để phát triển.

Có sự quan tâm

Không đòi hỏi nhiều kinh phí đầu tư, không kén chọn địa điểm thi đấu, tập luyện, đẩy gậy dần trở thành một môn thể thao quần chúng có mặt rộng khắp ở các giải đấu từ tỉnh đến cơ sở. Môn này luôn được lựa chọn nằm trong danh mục thi đấu của hoạt động thể thao mừng Đảng - mừng Xuân, hội khỏe phù đổng, đại hội thể dục thể thao các cấp… Tạo đòn bẩy cho nhiều địa phương trong việc duy trì, phát triển đẩy gậy trở thành thế mạnh, với nguồn vận động viên chất lượng.

Huyện Châu Thành A là đơn vị có phong trào đẩy gậy phát triển mạnh, thường giành khoảng 2/3 số huy chương vàng khi góp mặt ở các giải cấp tỉnh và cung cấp lực lượng đại diện Hậu Giang tranh giải khu vực. Kết quả này là trái ngọt từ một hành trình chuẩn bị dài hơi khi huyện xác định được tiềm năng của đẩy gậy nên quan tâm hỗ trợ trang thiết bị, dụng cụ tập luyện cho các trường học, câu lạc bộ. Anh Lê Thanh Tuấn, cán bộ phụ trách thể thao, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh huyện Châu Thành A, cho biết: “Ngoài câu lạc bộ ở các xã, thị trấn hoạt động thường xuyên, huyện có thêm câu lạc bộ đẩy gậy phát triển trong trường học giúp duy trì nguồn lực ổn định. Các em thường tập luyện sau giờ học, có quá trình gắn bó lâu, được tạo điều kiện đi tập huấn, giao lưu học hỏi chuyên môn nên kỹ thuật khá vững vàng”.

Các địa phương còn lại như huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp, thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy… dần có sự bắt nhịp tốt quá trình tạo nguồn thi đấu, chú trọng tổ chức nhiều giải về đẩy gậy nhằm thu hút sự quan tâm của người dân. Thành tích thi đấu của các huyện, thị xã, thành phố dần được xích lại gần nhau, giúp tỉnh có thêm nhiều lựa chọn vận động viên tố chất, năng khiếu để bồi dưỡng, phục vụ thi đấu.

Anh Ngô Hoàng Quân, ở thành phố Vị Thanh, từng giành huy chương vàng môn đẩy gậy Đại hội Thể dục thể thao cấp tỉnh năm 2022, chia sẻ: “Đẩy gậy nhìn tưởng dễ nhưng lại khó, chỉ cần một phút lơ là, thiếu tập trung sẽ bị đối thủ bắt bài. Tôi may mắn được ban huấn luyện hỗ trợ tốt kỹ thuật, tâm lý bình tĩnh và biết chờ đúng thời cơ phản đòn đối phương”.

Khi thi đấu, mỗi vận động viên sẽ cầm một đầu gậy vào tranh tài trong vòng tròn quy định, người bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc. Tính chất của trận đấu vì vậy cũng trở nên quyết liệt khi phải thực hiện đối kháng loại trực tiếp đầy căng thẳng. Vận động viên giỏi là người nắm chắc, vận dụng thành thục kỹ thuật tấn công, phòng thủ, không chỉ dùng sức khỏe mà phải biết cách sử dụng lực, tính toán thời điểm cầm cự hoặc bung sức để giành chiến thắng.

Cần hành trình dài để vươn tầm cao...

Dù phong trào đẩy gậy ở tỉnh đã có bước phát triển nhưng để mang được sức sống riêng và tự khẳng định mình lại khá khó khăn. Chưa phải là môn thể thao thành tích cao của tỉnh nên vận động viên đẩy gậy không có cơ hội tham dự các giải quốc gia, không được tập luyện thường xuyên mà chỉ tập trung huấn luyện vào thời điểm trước ngày thi đấu theo quy định. Gây trở ngại trong triển khai các bài tập thể lực, kỹ thuật hay việc xây dựng giáo án chiến thuật phù hợp để vận động viên có điểm rơi phong độ ổn định.

Lực lượng huấn luyện viên đẩy gậy ở tỉnh phần lớn chưa được đào tạo chuyên sâu. Đa phần chỉ được tham gia vài lớp tập huấn ngắn hạn, còn lại phải tự học hỏi kỹ thuật, tiếp thu kinh nghiệm từ thực tiễn thi đấu để hướng dẫn cho vận động viên. Như vậy sẽ rất khó để ban huấn luyện hỗ trợ tốt việc nâng tầm thành tích cho vận động viên khi kỹ thuật, chiến thuật có thể không phù hợp tâm lý, lứa tuổi, thể hình, thể trạng mỗi người. Ông Nguyễn Thiện Thừa, huấn luyện viên đẩy gậy của huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Tôi mong vận động viên được tạo điều kiện tham gia nhiều giải lớn, tập huấn, giao hữu mới cải thiện thành tích, kinh nghiệm thi đấu phát triển mạnh hơn. Để có được lứa vận động viên đủ kinh nghiệm, thể lực đòi hỏi quá trình dài nhưng nếu không duy trì tốt nguồn lực thì cứ mỗi lần thi đấu phải tuyển chọn mới sẽ khá đáng tiếc”.

Phát triển đẩy gậy góp phần làm phong phú thêm phong trào thể dục thể thao quần chúng tại địa phương.

Do đó, để đẩy gậy Hậu Giang vươn cao sẽ là hành trình dài, không phải chuyện một sớm một chiều, đòi hỏi quá trình tập luyện nghiêm túc, bài bản và tích lũy kinh nghiệm của vận động viên lẫn sự vào cuộc nơi ngành chuyên môn. Nhưng trước hết cần duy trì tốt phong trào thông qua các giải đấu ở cơ sở. Anh Phạm Hoàng Chinh, phụ trách môn đẩy gậy tỉnh, cho biết: “Chúng tôi luôn khuyến khích các địa phương trong tỉnh đầu tư môn đẩy gậy nhằm phát triển và giữ gìn môn thể thao dân tộc. Các huấn luyện viên cơ sở đều được tập huấn, bổ trợ thêm kiến thức chuyên môn thông qua điều hành trực tiếp các giải nên đúc kết kinh nghiệm trong phát triển phong trào”.

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG