Thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng,ộtrưởngBộQuốcphòngĐộngviêncôngnghiệpquốcphòngphảichuẩnbịngaytừthờibìlịch thi đấu bóng đá c1 châu âu an ninh phát triển
Dự án luật được các đại biểu hết sức quan tâm và cho rằng, luật được thông qua sẽ thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng, an ninh Việt Nam phát triển, đảm bảo tự lực, tự cường, bảo vệ quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế.
Đây là dự án lần đầu tiên trình Quốc hội cho ý kiến, nhưng nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội.
|
Các ý kiến phát biểu đều đồng tình sự cần thiết ban hành luật và kỳ vọng sau khi được thông qua, luật sẽ thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng, an ninh Việt Nam phát triển, đảm bảo tự lực, tự cường, chuẩn bị vũ khí, trang thiết bị cho quốc phòng và an ninh.
Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí (TP. Hà Nội), việc xây dựng Luật Công nghiệp quốc phòng an ninh và động viên công nghiệp có đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn như trình bày trong hồ sơ dự thảo luật. Đại biểu bày tỏ niềm tin luật ra đời thì nền công nghiệp quốc phòng, an ninh của Việt Nam sẽ phát triển quy củ, mạnh mẽ và hiệu quả hơn.
Đồng tình với các đại biểu phát biểu trước đó, đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Thái Nguyên) bày tỏ nhất trí với sự cần thiết xây dựng dự án luật, đáp ứng với tình hình mới trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi. Đại biểu cho rằng, cơ quan soạn thảo đã có sự chuẩn bị kỹ càng. Để xây dựng một nền quốc phòng, an ninh vững mạnh, hiện đại, thì cơ sở pháp luật phải rõ ràng, khoa học.
Về mục đích xây dựng đã được nêu rõ trong tờ trình của Chính phủ nhằm hoàn thiện các cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trong trước mắt và lâu dài. Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh và động viên công nghiệp trong đảm bảo vũ khí trang bị kỹ thuật phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Đồng thời, luật huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính khoa học công nghệ tham gia đầu tư phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và thực hiện nhiệm vụ động viên công nghiệp tham gia sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật cho lực lượng vũ trang nhân dân...
Đại biểu Nguyễn Anh Trí đặc biệt đồng tình với mục đích huy động các thành phần kinh tế doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này nhằm làm cho nền công nghiệp quốc phòng được mạnh hơn, bền vững hơn và mục đích này đã được cụ thể hóa bởi một số điều luật rất cụ thể, chặt chẽ.
Đại biểu cũng cho rằng, quá trình xây dựng luật dự án luật công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp cho thấy ban soạn thảo đã tiến hành công việc rất nghiêm túc khoa học và trách nhiệm; đánh giá rất cao tầm nhìn trách nhiệm của Chính phủ, của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và của ban soạn thảo trong việc tổ chức hoàn thiện dự án luật.
Động viên công nghiệp, chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Sau phát biểu của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đã tiếp thu ý kiến phát biểu tâm huyết, trách nhiệm, góp phần hoàn thiện dự thảo luật; đồng thời làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Dự án Luật nhận được sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội. |
Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, đối với quy định về giải thích từ ngữ, cơ quan soạn thảo sẽ phối hợp với cơ quan thẩm tra rà soát, sửa đổi, bổ sung đảm bảo thống nhất, chính xác, chi tiết.
Về các quy định cụ thể, để giải quyết mối quan hệ giữa công nghiệp quốc phòng, an ninh với động viên công nghiệp và một số chính sách cho công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, việc quy định đối tượng động viên công nghiệp là các doanh nghiệp ngoài lực lượng vũ trang như đại biểu Nguyễn Anh Trí đề cập, trong đó xác định phát triển công nghiệp dân sinh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội là chủ yếu.
Để bảo đảm sản xuất trong công nghiệp động viên công nghiệp cần phải có các quy định về chính sách đối với động viên công nghiệp để chuẩn bị và thực hiện ngay từ thời bình.
Do vậy, dự thảo luật cũng đề ra chính sách mở rộng đối tượng phạm vi quy định điều kiện, phương thức, cơ chế để động viên. Việc tham gia là trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp dân sinh đối với nhiệm vụ quốc phòng, đặc biệt khi đất nước có tình huống xảy ra.
Bộ trưởng Phan Văn Giang đã tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu liên quan đến một số vấn đề, như: cơ chế đặc thù của công nghiệp quốc phòng an ninh, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài, chính sách hậu phương quân đội, nguồn lực đảm bảo cho công nghiệp quốc phòng, chính sách về cơ sở quốc phòng nòng cốt, quy hoạch đất quốc phòng, an ninh…
Trước đó, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc) đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, an ninh.
Đại biểu Trần Văn Tiến cho rằng, tên luật là về công nghiệp quốc phòng, an ninh, nhưng nội hàm dự thảo luật chưa đề cập tới trình độ khoa học, công nghệ đối với quốc phòng, an ninh. Đồng thời, cần làm rõ nhiệm vụ của công nghiệp quốc phòng, an ninh là sản xuất vũ khí phục vụ chiến đấu, hay chỉ là sửa chữa, sản xuất quân tư trang.
Dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 7./.
Quy định mở để huy động nhiều nguồn lực khi đất nước cần Đại biểu Khuất Việt Dũng (Hà Nội) cho rằng, cần có điều khoản riêng về chính sách đặc thù trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Đại biểu đề nghị bổ sung về định danh các chính sách, đặc biệt là chính sách đặc thù trong xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Theo đó, cần nghiên cứu lượng hóa cụ thể tỷ lệ góp vốn để thực hiện được thông suốt. “Đề nghị bổ sung vào khoản 2 Điều 2 trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà thành viên hoặc cổ đông nước ngoài có tỷ lệ góp vốn chiếm từ 51% trở lên, tức là không thuộc đối tượng động viên công nghiệp nhưng được thực hiện theo lời kêu gọi của Nhà nước Việt Nam khi đất nước xảy ra tình trạng chiến tranh. Đây là quy định mở hết sức cần thiết” - đại biểu Khuất Việt Dũng đề xuất. |