SOFOFA được thành lập từ năm 1883 với sự tham gia của 22 hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất của Chile gồm hơn 160 công ty thành viên,ủtịchnướcLươngCườnggặpgỡlãnhđạodoanhnghiệptiêubiểtỉ số melbourne city trong đó hơn một nửa là các công ty có số vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán Chile. Ngoài ra còn có sự góp mặt của 49 tổ chức công đoàn đại diện cho các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế Chile như các nhà cung cấp khai thác mỏ, lâm nghiệp, bột giấy và giấy, công nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng và logistics, năng lượng, rượu vang, bán lẻ, công nghệ thông tin…
Chia sẻ tại cuộc gặp, đại diện các tập đoàn, công ty hàng đầu của Chile đều đánh giá cao tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam; mong muốn doanh nghiệp hai nước tận dụng một cách tốt nhất các hiệp định thương mại mà hai nước là thành viên.
Đại diện các doanh nghiệp Chile bày tỏ sự ngưỡng mộ trước những bước phát triển năng động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua, đồng thời hy vọng sẽ tìm kiếm được thêm nhiều thoả thuận hợp tác với các đối tác mới để tiến vào thị trường Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy và tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
Khẳng định chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile sẽ đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, các doanh nghiệp bày tỏ hy vọng được hợp tác với các đối tác Việt Nam trong các lĩnh vực như khai khoáng, ngân hàng, tài chính, công nghệ thông tin và một số lĩnh vực khác, đồng thời mong nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan hữu quan Việt Nam để sớm có cơ hội hợp tác, phát triển sản xuất, kinh doanh trong thời gian tới.
Phát biểu ý kiến tại cuộc gặp, Chủ tịch nước đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động phối hợp với SOFOFA và Đại sứ quán Việt Nam tại Chile để tổ chức một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Chủ tịch nước tới Chile và hướng tới kỷ niệm 10 năm thực thi Hiệp định thương mại tự do song phương Việt Nam - Chile (2014 - 2024).
Chủ tịch nước nhấn mạnh, chính phủ Chile qua các thời kỳ luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam trong tổng thể chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương; trong khi Việt Nam xác định Chile là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và mong muốn làm sâu sắc quan hệ trên nhiều lĩnh vực.
Chủ tịch nước cho biết, trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, hợp tác kinh tế - đầu tư - thương mại luôn chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ hai nước và đã có nhiều bước tiến đáng kể. Kim ngạch thương mại song phương tính đến tháng 9/2024 đạt 1,57 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Chile đạt 1,2 tỷ USD; qua đó củng cố vị thế của Chile là đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Chile tại ASEAN. Về đầu tư, Chile có bốn dự án với tổng vốn đăng ký đạt 0,3 triệu USD tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Đánh giá dù đã đạt được những thành tựu, nhưng tiềm năng hợp tác của hai nước vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, Chủ tịch nước gợi mở một số hướng cho sự hợp tác của các doanh nghiệp hai bên, theo đó hai bên cùng thực thi hiệu quả và tận dụng tối đa các ưu đãi từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Chile (VCFTA), không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế của cả hai quốc gia mà còn cũng có quan hệ ngoại giao, văn hóa và xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho hợp tác trong tương lai.