Các vị vua và công cuộc phòng chống tham nhũng | |
Cần ngăn nguy cơ nảy sinh tham nhũng ngay từ khi xây dựng pháp luật | |
Còn tình trạng tham nhũng ngay trong chính cơ quan chống tham nhũng | |
Quốc hội thảo luận về phòng,ínhphủChủcôngtrongthựchiệnchínhsáchphápluậtvềphòngchốngthamnhũsoi keo m88 chống tham nhũng năm 2020 |
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái ôn lại 75 năm xây dựng và trưởng thành ngành Thanh tra Việt Nam. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN). |
Ngày 23/11, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức gặp mặt kỷ niệm 75 năm ngày thành lập ngành Thanh tra Việt Nam (23/11/1945-23/11/2020).
Góp phần vào công cuộc phòng, chống tham nhũng
Qua 75 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động của ngành Thanh tra vẫn giữ vững phẩm chất, bản lĩnh chính trị, thể hiện được vai trò nòng cốt trong đấu tranh, xử lý vi phạm và giải quyết các bức xúc của nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong nhiệm kỳ 2016-2021, ngành Thanh tra tiếp tục đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu tập trung vào thực hiện nhiệm vụ chính trị do Đảng, Nhà nước giao và đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt công tác. Công tác thanh tra góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Toàn ngành Thanh tra đã triển khai trên 32.600 cuộc thanh tra hành chính và trên 1,1 triệu cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, đã chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế trên 417 nghìn tỷ đồng, trên 94 nghìn ha đất.
Trong đó, ngành đã kiến nghị thu hồi trên 235 nghìn tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính gần 10 nghìn tập thể, cá nhân; ban hành trên 417 nghìn quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền trên 24 nghìn tỷ đồng; chuyển Cơ quan điều tra 462 vụ, 671 đối tượng.
Ngành đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện gần 18 nghìn kết luận và quyết định xử lý sau thanh tra, thu hồi gần 34 nghìn tỷ đồng (đạt 75%), trên 5.400 ha đất (81%); xử lý hành chính gần 5 nghìn tổ chức, trên 15 nghìn cá nhân; khởi tố 204 vụ, 145 đối tượng.
Riêng Thanh tra Chính phủ đã ban hành 102 kết luận thanh tra, phát hiện vi phạm về kinh tế trên 133 nghìn tỷ đồng, trên 32 nghìn ha đất; kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước trên 64 nghìn tỷ đồng và trên 24 nghìn ha đất, chuyển Cơ quan điều tra tiếp tục xem xét 11 vụ; kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quy định liên quan đến nội dung thanh tra.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ và toàn ngành đã thực hiện tốt vai trò tham mưu giúp thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp trong quản lý Nhà nước về khiếu nại, tố cáo; chủ động hoàn thiện thể chế về khiếu nại, tố cáo; thúc đẩy mạnh mẽ việc giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài; tình hình khiếu nại, tố cáo có xu hướng giảm dần.
Các cơ quan hành chính các cấp đã tiếp trên 1,8 triệu lượt công dân (có gần 22 nghìn lượt đoàn đông người); tiếp nhận trên 1,4 triệu đơn các loại, trong đó có trên 366 nghìn đơn khiếu nại, tố cáo với gần 128 nghìn vụ việc thuộc thẩm quyền, đã giải quyết trên 108 nghìn vụ việc (đạt trên 84%).
Các đại biểu chụp ảnh chung. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN) |
Qua giải quyết đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho công dân trên 3 nghìn tỷ đồng, gần 300 ha đất; bảo vệ quyền và lợi ích cho trên 7.500 người, kiến nghị xử lý hành chính gần 2.500 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra 30 vụ, 142 người.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, của Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của Thanh tra Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ qua đã có bước tiến mạnh với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các mặt, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng.
Công tác xây dựng thể chế và xây dựng ngành, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ được quan tâm, tạo được chuyển biến tích cực, thể hiện rõ nét qua kết quả công tác. Trong 5 năm qua, Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua 2 dự án luật, trình Chính phủ ban hành 5 nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 chỉ thị, 1 đề án, 1 quyết định, xem xét ban hành 1 đề án...
Tập trung hoàn thiện thể chế
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, thời gian tới, nhiệm vụ của ngành Thanh tra rất nặng nề. Vì vậy, toàn ngành tiếp tục phát huy truyền thống 75 năm qua, đoàn kết một lòng, tiếp tục phấn đấu vượt mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; tập trung hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vị trí, vai trò và tổ chức, bộ máy.
Đặc biệt, ngành phải bám sát yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để xây dựng định hướng, kế hoạch thanh tra và triển khai thực hiện bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động thanh tra, đáp ứng yêu cầu quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và tránh chồng chéo.
Các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại tố cáo; thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước; đồng thời đề cao vai trò và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp trong công tác này.
Ngành Thanh tra triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, nhất là Luật Phòng, chống tham nhũng 2018; chú trọng thanh tra, kiểm tra nội bộ để phát hiện, xử lý tham nhũng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị, kể cả các đơn vị có chức năng chuyên trách trong công tác phòng, chống tham nhũng.
Ngành tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Thanh tra sửa đổi; tiếp tục xây dựng bộ máy, tổ chức theo hướng tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả; tăng cường tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, bản lĩnh của đội ngũ cán bộ.