【bang xep hang bong da my】Tìm cơ chế, nguồn lực để báo chí thực hiện truyền thông chính sách


Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngày 29/9, Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: “Truyền thông chính sách-Góc nhìn từ các cơ quan báo chí” diễn ra tại Quảng Ninh, xoay quanh vấn đề làm thế nào để báo chí phát huy sức mạnh là kênh chủ lực của truyền thông chính sách.

Tham dự Diễn đàn có ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; ông Trần Thanh Lâm, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Nguyễn Thanh Lâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Cao Tường Huy, Quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh; ông Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam cùng đại diện các cơ quan báo chí, các cơ quan quản lý báo chí các địa phương.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, cho biết những năm gần đây, công tác truyền thông chính sách ngày càng được chú trọng, trở thành một phần không thể thiếu trong truyền thông Nhà nước nói chung và truyền thông Chính phủ nói riêng.

“Trong mục tiêu xây dựng Chính phủ liêm chính, kỷ luật, kỷ cương, quyết liệt, hiệu lực hiệu quả, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, đảm bảo người dân được thụ hưởng tiến bộ và công bằng xã hội mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhiều lần nhấn mạnh,” ông Nguyễn Đức Lợi nói.

Diễn đàn xoay quanh vấn đề làm thế nào để báo chí phát huy sức mạnh là kênh chủ lực của truyền thông chính sách. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo đó, báo chí chính thống xem là lực lượng chủ công, là "cánh tay nối dài" trong việc hỗ trợ truyền thông chủ trương chính sách, đưa thông tin từ Đảng, Nhà nước và những cơ quan bộ ngành, các địa phương đến với người dân, lắng nghe tiếng nói của người dân, từ đó tác động ngược trở lại với những người làm chính sách.

Tuy nhiên, nhà báo Nguyễn Đức Lợi cũng chỉ ra thực tế rằng công tác truyền thông chính sách vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều địa phương, bộ, ban ngành vẫn còn xem nhẹ công tác truyền thông chính sách; thiếu kế hoạch, thiếu chủ động, thiếu chuyên nghiệp trong cung cấp thông tin.

Hệ quả là thời gian qua đã để xảy ra không ít sự cố, khủng hoảng truyền thông trên một số lĩnh vực, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước. Báo chí đang đứng trước nhiều thách thức, khó khăn lớn về cơ chế, nguồn lực để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ của mình.

Ông Cao Tường Huy, quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cho hay trên địa bàn tỉnh hiện có khoảng 50 cơ quan báo chí, hơn 100 phóng viên. Các cơ quan ngôn luận sẽ là cầu nối giúp cho tỉnh kịp thời tiếp cận được các thông tin và thực hiện tốt vai trò của mình.

Các đại biểu tham dự diễn đàn. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ông Huy khẳng định rằng qua các tham luận, chia sẻ tại diễn đàn, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục có nhiều giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả hơn nữa trong công tác truyền thông chính sách, góp phần phát triển kinh tế-xã hội.

Diễn đàn Tổng Biên tập là hoạt động thường niên do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Diễn đàn Tổng biên tập năm 2023 với chủ đề “Truyền thông chính sách-Góc nhìn từ các cơ quan báo chí” gồm 2 phiên thảo luận. Phiên thứ nhất có chủ đề: Báo chí - Cánh tay nối dài của truyền thông chính sách. Phiên thứ hai có chủ đề: Cơ chế, nguồn lực để báo chí thực hiện truyền thông chính sách.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã thẳng thắn chia sẻ, trao đổi, thống nhất một số giải pháp tháo gỡ những vướng mắc trong công tác thực hiện truyền thông chính sách của báo chí, để truyền thông thực sự là nguồn lực quan trọng, tạo nên sức mạnh lớn, hiệu quả cao trong xây dựng, thực hiện các chính sách./.

Minh Thu (Vietnam+)