【kết quả fluminense】Phó Chủ tịch Đà Nẵng: Công nghệ thông tin là lĩnh vực mũi nhọn phát triển

Hàn Quốc đứng số 1 về đầu tư vào Việt Nam

Tại diễn đàn,óChủtịchĐàNẵngCôngnghệthôngtinlàlĩnhvựcmũinhọnpháttriểkết quả fluminense Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, hiện nay, Hàn Quốc là nước dẫn đầu cả về vốn đầu tư và số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam, đạt trên 71,5 tỷ USD, trong đó có gần 500 dự án đầu tư thuộc lĩnh vực CNTT-TT với sự góp mặt của những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đưa ra quan điểm phát triển nhanh và bền vững, dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thứ trưởng Bộ TT&TT cho hay, mục tiêu tới năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia đứng đầu về chính phủ số và nền kinh tế số đóng góp 30% GDP. Tạo ra một nền kinh tế số bao trùm trong tất cả các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nông nghiệp, giao thông vận tải - logistic,… từ đó hình thành một thị trường và không gian hợp tác đủ lớn cho các doanh nghiệp Hàn Quốc vào đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam.

{ keywords}
Diễn đàn diễn ra vào sáng 30/11

“Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam chủ trương thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài có chọn lọc. Ưu tiên thu hút các dự án lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển; có sự lan tỏa, cam kết hợp tác, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị; thúc đẩy kinh tế số, chuyển đổi số.

Chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới là chuyển đổi từ gia công, lắp ráp sang làm sản phẩm, dịch vụ theo hướng “Make in Vietnam” – sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam”, Thứ trưởng nói thêm.

Ông Lee Jong Seob, Chủ tịch KOTRA – Khu vực Đông Nam Á & Châu Đại Dương cho hay, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng quy mô thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc vẫn đạt con số tích cực là 69 tỷ USD.

“Hàn Quốc đứng số 1 về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó các dự án hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin đang gia tăng nhanh chóng. Con số này cho thấy sự quan tâm đặc biệt cũng như tình cảm của Hàn Quốc đối với Việt Nam.

Năm 2022, đánh dấu sự kiện quan trọng, kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Tôi hy vọng hai nước tiếp tục trở thành quốc gia có quan hệ hợp tác đối tác chiến lược, cùng nhau phát triển mạnh mẽ”, Ông Lee Jong Seob bày tỏ.

Lĩnh vực CNTT là mũi nhọn phát triển của Đà Nẵng

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Phước Sơn cho biết, ngành ICT (công nghệ thông tin và truyền thông) đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia và địa phương trên thế giới, trong đó có Đà Nẵng.

Theo ông Sơn, Hàn Quốc đã và đang là đối tác quan trọng của TP về đầu tư, thương mại, du lịch khi chiếm hơn 50% trong tổng số lượt du khách quốc tế đến TP và có số lượng dự án, vốn đầu tư cao nhất vào TP với 233 dự án với tổng vốn đạt 378 triệu USD.

{ keywords}
Diễn đàn do Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm và Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Phước Sơn đồng chủ trì tại hai điểm cầu trực tiếp Hà Nội và Đà Nẵng. 

Phó Chủ tịch Trần Phước Sơn cho hay, trong định hướng phát triển của TP công nghiệp CNTT, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số sẽ tiếp tục là lĩnh vực mũi nhọn được chú trọng. Thành phố phấn đấu đến năm 2025 sẽ thu về 2,34 tỷ USD tổng doanh thu toàn ngành ICT và đến năm 2030, ngành công nghiệp ICT sẽ đóng góp 15% trong tổng GRDP của TP.

“Để thực hiện mục tiêu này, TP chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, môi trường sống - làm việc và tập trung thu hút đầu tư vào 3 nội dung gồm đầu tư hạ tầng, đầu tư vào dữ liệu và ứng dụng thông minh.

Đà Nẵng xác định Hàn Quốc là một trong những đối tác trọng điểm có tiềm lực mạnh về tài chính, kỹ thuật và mong muốn đẩy mạnh kết nối, kêu gọi sự quan tâm đầu tư nhiều hơn từ các doanh nghiệp Hàn Quốc vào lĩnh vực ICT của TP”, ông Sơn nhấn mạnh.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Tuyên – Phó Vụ trưởng Vụ công nghệ thông tin (Bộ TT&TT) cho biết, năm 2020, tổng doanh thu công nghiệp CNTT đạt 124,6 tỷ USD, gấp 20 lần so với năm 2009 (6,2 tỷ USD) và gấp hơn 2 lần năm 2015… trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, quy mô lớn nhất của cả nước. Hiện nay, Việt Nam đứng top 10 thế giới về xuất khẩu sản phẩm điện tử và thứ 2 thế giới về điện thoại, thứ 9 về gia công phần mềm..