La liga

【ket quac1】Quốc hội thảo luận các dự thảo nghị quyết và luật

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:World Cup  查看:  评论:0
内容摘要:(HG) - Quy định kiểm toán môi trường trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổ ket quac1

(HG) - Quy định kiểm toán môi trường trong dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) là hết sức cần thiết. Đó là ý kiến thảo luận của đại biểu Đặng Thế Vinh,ốchộithảoluậnccdựthảonghịquyếtvluậket quac1 Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) trong chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV diễn ra vào cuối tuần qua.

Dự kỳ họp tại điểm cầu Hậu Giang có bà Nguyễn Thanh Thủy, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; thiếu tướng Phạm Thành Tâm, Phó Tư lệnh Quân khu 9, cùng lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh.

Đại biểu Đặng Thế Vinh bày tỏ sự đồng tình cao với việc bổ sung trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước trong thực hiện kiểm toán môi trường theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, đại biểu Đặng Thế Vinh đề nghị cân nhắc nội dung tại khoản 3, Điều 52 quy định việc hướng dẫn kiểm toán môi trường đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Vì trong Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi) thì các vấn đề liên quan đến chuẩn mực kiểm toán, tiêu chuẩn kiểm toán viên hay là quy trình tiến hành cuộc kiểm toán… đã được Luật quy định. Vì vậy, để tránh chồng chéo, đại biểu Đặng Thế Vinh cho rằng Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tập trung những việc hợp lý hơn như: ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình hoặc là đơn giá, định mức thiết kế kỹ thuật để bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó để việc kiểm toán được phù hợp hơn.

Đối với khoản 2, Điều 51 quy định ban quản lý khu kinh tế phải có bộ phận chuyên trách, nhân sự chuyên trách để bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên môn về môi trường hoặc chuyên môn phù hợp.

Ông Đặng thế Vinh cho rằng, các ban quản lý khu kinh tế thì hầu hết thuộc UBND tỉnh, chức năng nhiệm vụ của ban này được quy định bởi các nghị định, cụ thể như Nghị định 82 ngày 22-5-2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế… Do đó, quy định ban quản lý khu kinh tế phải có bộ phận chuyên trách bảo vệ môi trường là không phù hợp…

Trước đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) với nhiều nội dung đáng chú ý. Chẳng hạn như để chủ động kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ các dự án đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, dự thảo Luật đã bổ sung 2 nội dung chính sách về sàng lọc dự án đầu tư dựa trên các tiêu chí về môi trường; lồng ghép và thúc đẩy các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án như tại khoản 10 và khoản 11 Điều 5.

Để thực hiện các biện pháp ứng phó với tình trạng ô nhiễm tại các đô thị lớn, dự thảo Luật đã có quy định để bảo đảm tính đồng bộ, liên kết giữa kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt, chất lượng môi trường không khí với quy hoạch bảo vệ môi trường. Đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của UBND cấp tỉnh xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí; đánh giá, theo dõi chất lượng môi trường không khí và công khai thông tin; cảnh báo cho cộng đồng và triển khai các biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm; tổ chức thực hiện biện pháp khi chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng như tại Điều 9, Điều 13 và Điều 14.

lTiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu nghe Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Dự thảo nghị quyết gồm 6 chương, 17 điều. Cụ thể, chương I về quy định chung: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc, hình thức và lĩnh vực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc; xử lý vi phạm, khiếu nại. Chương II về lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc: quy định các vấn đề: xây dựng lực lượng; trang phục, trang bị, phương tiện, vũ khí. Chương III về thẩm quyền, quy trình triển khai lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. Chương IV về kinh phí bảo đảm và chế độ, chính sách. Chương V về quản lý nhà nước: quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương liên quan. Chương VI về điều khoản thi hành.

Phát biểu thảo luận về dự thảo nghị quyết này, các đại biểu đồng tình với sự cần thiết ban hành nghị quyết, thống nhất với việc xác định các nguyên tắc nhất quán, xuyên suốt trong xây dựng và tổ chức lực lượng của Việt Nam tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Trước diễn biến khó lường, bất ổn của thế giới và những thách thức, tình huống mới sẽ làm phát sinh những nhiệm vụ mới đối với lực lượng gìn giữ hòa bình của nước ta, do đó đại biểu đề nghị cần cân nhắc về đối tượng áp dụng. Cụ thể, đại biểu cho rằng ngoài lực lượng vũ trang thì nên có quy định mở rộng thêm đối tượng, lực lượng để đào tạo, huấn luyện theo chuẩn Liên Hiệp Quốc. Đại biểu cũng kiến nghị bổ sung những chính sách về sử dụng, trọng dụng đối với lực lượng trực tiếp tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trở về…

lQuốc hội cũng đã tiến hanh thảo luan dự thảo Luat sửa đổi, bo sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi).

Dự trực tuyến kỳ họp tại điểm cầu Hậu Giang có bà Nguyễn Thanh Thủy, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, dự thảo luật đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9.

Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo luật trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 10 gồm 8 chương, 76 điều, quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho người lao động; quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; chính sách đối với người lao động…

Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, so với luật hiện hành, dự thảo luật có 34 điểm mới thuộc 8 nhóm nội dung lớn. Trong đó, những nội dung của dự thảo luật đã được tiếp thu, chỉnh lý gồm: Đối tượng áp dụng; chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; trách nhiệm quản lý nhà nước về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

“Tinh thần của dự án luật là nhằm đáp ứng, giải quyết những vấn đề mới phát sinh về lao động, nhất là từ các vướng mắc, bất cập qua thực tiễn thi hành sau gần 13 năm áp dụng trên thực tế, góp phần phát triển việc làm ngoài nước và bảo hộ quyền làm việc của công dân”, bà Nguyễn Thúy Anh nhấn mạnh.

Trình bày tờ trình dự thảo Luật Phòng, chống nhiễm vi-rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, sau khi Luật Phòng, chống HIV/AIDS được ban hành, hệ thống chính sách, pháp luật và các hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS đã được xây dựng đầy đủ, kịp thời.

Các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được triển khai rộng rãi, đồng bộ và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số quy định của luật đã bộc lộ các tồn tại, bất cập dẫn đến việc sửa đổi, bổ sung luật là cần thiết để bảo đảm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chấm dứt dịch bệnh AIDS tại Nghị quyết 20-NQ/TW.

Tham gia thảo luận tại phiên họp, có 23 ý kiến đóng góp của đại biểu vào các nội dung về mở rộng quyền tiếp cận thông tin; cụ thể hóa và tăng cường quyền tiếp cận các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS; bảo đảm chi trả từ Quỹ bảo hiểm y tế đối với một số dịch vụ dành cho người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế.

Đóng góp tại phiên họp, đa số các đại biểu đồng tình cao với việc mở rộng đối tượng tiếp cận thông tin. Bởi theo các đại biểu, để phòng chống lây nhiễm, việc mở rộng đối tượng là cần thiết, như cha mẹ, người chuẩn bị đăng ký kết hôn cần phải biết. Tuy nhiên, đại biểu đề xuất chỉ nên mở rộng đối tượng trong phạm vi thực sự cần thiết, chứ không phải ai cũng được biết thông tin về người nhiễm…

TRƯỜNG SƠN - Đ.BẢO

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap