您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【tỷ số verona】IMF chia sẻ kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của quốc gia

88Point2025-01-25 19:22:59【Cúp C1】6人已围观

简介Toàn cảnh hội thảo diễn ra vào sáng 4/11/2019, tại Bộ Tài chính. Ảnh: Đức MinhNgày 4/11/2019, Cục Qu tỷ số verona

nợ nước ngoài của quốc gia

Toàn cảnh hội thảo diễn ra vào sáng 4/11/2019,ẻkinhnghiệmquảnlýnợnướcngoàicủaquốtỷ số verona tại Bộ Tài chính. Ảnh: Đức Minh

Ngày 4/11/2019, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN), Bộ Tài chính phối hợp với Phái đoàn điều khoản IV của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cùng Văn phòng đại diện IMF tại Việt Nam tổ chức hội thảo chuyên đề về kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nước ngoài của quốc gia.

Tham dự hội thảo về phía IMF có bà Era Dabla – Noris, Trưởng đoàn Điều khoản IV của IMF tại Việt Nam, ông Francois Painchuaud – Trưởng Đại diện Văn phòng IMF tại Việt Nam, bà Anja Baum – chuyên gia kinh tế của IMF.

Về phía các cơ quan Việt Nam, ngoài đại diện của Cục LN&TCĐN còn có sự góp mặt của các cơ quan, đơn vị có liên quan mật thiết đến công tác quản lý nợ nước ngoài của quốc gia, đặc biệt có sự tham dự của đại diện Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.

Theo ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục QLN&TCĐN, nợ nước ngoài của quốc gia theo định nghĩa của Việt Nam là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh và nợ nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vay theo phương thức tự vay, tự trả.

Việt Nam kiểm soát nợ nước ngoài của quốc gia giới hạn ở không quá 50% GDP được IMF khuyến nghị cho Việt Nam từ năm 1993 vào thời điểm Việt Nam thuộc nhóm các nước có thu nhập thấp. Từ đó đến nay, Việt Nam vẫn duy trì giới hạn này qua các thời kỳ.

Hiện nay trong Luật Quản lý nợ công 2017 có hai chỉ tiêu đánh giá an toàn nợ nước ngoài của quốc gia, là cơ sở để quản lý, sử dụng nguồn lực này, bao gồm: nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Tùy từng thời kỳ 5 năm, Quốc hội Việt Nam quyết định chỉ tiêu an toàn nợ công, có quyết định mức trần cho hai chỉ tiêu trên. Hiện nay, ngưỡng an toàn trong giai đoạn 2016 -2020 đối với nợ quốc gia là không quá 50% GDP; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ không quá 25%.

Thời gian tới, đối với giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, Bộ Tài chính được Chính phủ giao chủ trì phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ, ngành liên quan xây dựng hệ thống chỉ tiêu an toàn nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trình Chính phủ để trình Quốc hội phê duyệt.

Chính vì vậy, thông qua hội thảo, ông Võ Hữu Hiển mong muốn, phía IMF chia sẻ kinh nghiệm, thông lệ tốt của quốc tế về quản lý nợ nước ngoài của quốc gia trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình, với nhu cầu và khả năng huy động vốn vay nước ngoài theo điều kiện thị trường của cả Chính phủ cũng như khối doanh nghiệp và tổ chức tín dụng thuộc khu vực tư nhân.

Tại hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe và thảo luận xung quanh nội dung bài thuyết trình của bà Anja Baum – chuyên gia kinh tế của IMF với chủ đề “Việt Nam – quản lý và đảm bảo tính bền vững nợ nước ngoài”.

Theo bà Anja Baum, định nghĩa nợ nước ngoài của Việt Nam không thể hiện được rủi ro ngoại hối cũng như rủi ro về sở hữu của nước ngoài một cách đầy đủ.

Thông qua kinh nghiệm quản lý nợ của các nước, bà Anja Baum đưa ra các gợi ý, phương án về trần trung hạn cho Việt Nam. Đơn cử như về ngưỡng nợ: nên nâng mức trần 50% GDP của tổng nợ nước ngoài, tiếp tục cải thiện cơ cấu nợ nước ngoài và tổng nợ khu vực công và nợ được chính phủ bảo lãnh, hoặc bỏ trần nợ ngoài kết hợp cho cả khu vực công và tư nhân.

Tỷ lệ tổng trả nợ nước ngoài trên kim ngạch xuất khẩu (hiện là 25%) nên chuyển sang dùng chỉ số phân tích nợ bền vững, nợ cho quốc gia tiếp cận thị trường về tỷ lệ trả nợ trên GDP với dấu hiệu cảnh báo là 15% hoặc 20%, bà Anja Baum đề xuất.

Tại hội thảo, bà Anja Baum cũng đưa ra và trao đổi về các phương án liên quan tới trần hàng năm cho khu vực tư nhân ở Việt Nam; quản lý nợ nước ngoài cho khu vực tư nhân ở Việt Nam – các biện pháp an toàn vĩ mô, vi mô…

Được biết, hội thảo chuyên đề lần này sẽ là tiền đề để Bộ Tài chính tổ chức một hội thảo quốc tế quy mô hơn về nợ nước ngoài của quốc gia, dự kiến đầu năm 2020./.

Đức Minh

很赞哦!(178)