【soi kèo pachuca hôm nay】Hơn 40 năm đi tìm mộ đồng đội
Từ quốc lộ 14 đi vào nhà ông Nhọn chỉ vài chục mét nhưng phải qua đường mòn nhỏ,ơnnămđitigravemmộđồngđộsoi kèo pachuca hôm nay dốc. Tiếp chúng tôi trong căn nhà gỗ đơn sơ, nhấp ngụm trà nóng, ông kể về những năm tháng tham gia kháng chiến chống Mỹ khốc liệt. Năm 1931, cha ông bị thực dân Pháp bắt từ Thái Bình vào làm phu cho đồn điền cao su tại Sông Bé (nay thuộc tỉnh Bình Phước). Tại đây, ông quen cô gái người Khơme và nên duyên vợ chồng. Gia đình ông có 5 anh em (2 trai, 3 gái), ông Nhọn là con trai cả. Thời đó, gia đình ông sinh sống trong địa bàn chiến khu thuộc xã Tân Hòa, huyện Đồng Phú ngày nay.
Ông Nguyễn Văn Nhọn cung cấp tư liệu cho tác giả
Năm 1954, ông được cha cho học lớp “Thanh niên cứu quốc” do bộ đội tổ chức. Năm 1959, Mỹ mở nhiều chiến dịch tấn công căn cứ cách mạng của ta tại các thôn, ấp khắp miền Nam. Trước những trận càn của Mỹ - ngụy, bộ đội ta phải lùi vào rừng sâu nên lớp học tan rã. Sau đó, Mỹ tập trung bắt lính, ông được cài và tham gia lính ngụy. Nhiệm vụ của ông là nắm bắt tình hình hoạt động của quân đội ngụy, như: Thông báo về quân số, địa điểm đóng quân, hành quân và các hoạt động khác của địch... Năm 1972, hoạt động bị bại lộ, ông được bí mật chuyển về Bộ chỉ huy Miền tại Căn cứ Tà Thiết tiếp tục tham gia kháng chiến, với nhiệm vụ bảo đảm an ninh tại Căn cứ Tà Thiết.
Năm 1973, ông được điều động về Đồng Xoài chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiệm vụ của ông là sơ tán dân về nơi an toàn, tránh tổn thất do những trận càn của Mỹ - ngụy. Ông đã tham gia nhiều trận đánh tại Đồng Xoài, Bù Đăng... Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, ông được cử làm Phó chủ tịch UBND xã Đồng Tâm (gồm 2 xã Đồng Tâm, Đồng Tiến và một phần xã Tân Phước ngày nay). Ông Nhọn cho biết: “Tôi may mắn còn sống sót trở về và chứng kiến sự đổi thay của đất nước. Nhiều năm qua, tôi luôn mong tìm mộ đồng đội để đưa về quê hoặc chuyển về các nghĩa trang để được chăm sóc chu đáo”.
Ông Nhọn còn nhớ rất rõ trận đánh ác liệt tại 1 đồn giặc ở huyện Bù Đăng. Trong trận này, 2 đồng đội của ông đã anh dũng hy sinh. Sau 3 ngày đêm, ông cùng đơn vị chia nhau lần theo dấu vết tìm hài cốt đồng đội đưa về chôn cất. Năm 2008, gia đình 2 liệt sĩ từ miền Bắc vào tìm hài cốt. Trải qua thời gian dài, địa hình thay đổi nên rất khó xác định chính xác nơi chôn cất. Ông Nhọn cùng người thân của 2 liệt sĩ đã tìm kiếm và đào nhiều vị trí, cuối cùng tìm được 2 bộ hài cốt nằm cạnh nhau.
Từ năm 1979 đến nay, ông đã cùng Ban CHQS huyện Đồng Phú cất bốc 11 mộ liệt sĩ chuyển về Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh chăm sóc. Khoảng năm 2003-2004, ông tự cất bốc 2 mộ liệt sĩ là đồng đội chiến đấu cùng đơn vị, đưa về an táng tại Phú Thọ, Hải Phòng - quê hương của 2 liệt sĩ.
Đến nay, ông đã giúp các gia đình và cơ quan chức năng tìm kiếm được 17 bộ hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Bình Phước chuyển về quê và Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh để an táng và chăm sóc. Hiện việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ khó khăn hơn bởi tài liệu thất lạc, nhân chứng lịch sử già yếu, nhiều người đã mất, địa hình thay đổi cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy những thông tin về các liệt sĩ được ông cập nhật cụ thể trong cuốn sổ tay. Ông cho biết, làm như vậy để khi già yếu hoặc mất đi thì còn giữ được thông tin cho con cháu hoặc gia đình liệt sĩ tìm kiếm. Hiện ông còn nhớ 16 liệt sĩ hy sinh tại Bình Phước, nhiều mộ đồng đội do đơn vị ông chôn cất nhưng ông không nhớ chính xác vị trí an táng ban đầu của các liệt sĩ... Ở tuổi 85, ông Nhọn chỉ mong có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục công việc tìm kiếm, đưa các hài cốt liệt sĩ về an táng tại quê hương.