【kết quả bóng đá giải mexico】Xử lý vi phạm hành chính mà cắt điện, cắt nước là không nhân đạo
Báo cáo giải trình,ửlýviphạmhànhchínhmàcắtđiệncắtnướclàkhôngnhânđạkết quả bóng đá giải mexico tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm UB Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, nhiều ý kiến của các ĐBQH đề nghị không bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước...”. Qua tổng kết thi hành luật với các quy định hiện hành thì việc thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế không gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
“Điện, nước là nhu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức nên nếu áp dụng biện pháp này sẽ tác động tiêu cực không chỉ đến cá nhân, tổ chức vi phạm mà còn có thể ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác”, ông Tùng nói.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày báo cáo. |
Biện pháp này can thiệp sâu vào quan hệ dân sự cần được cân nhắc thận trọng, đánh giá tác động kỹ lưỡng nhằm bảo đảm xử lý hài hòa lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự công cộng với quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
Cũng theo ông Tùng, ý kiến khác của ĐB cho rằng việc bổ sung biện pháp cưỡng chế như trên là cần thiết, tuy nhiên, quy định như dự thảo luật là quá rộng.
Các ĐB đề nghị thu hẹp phạm vi áp dụng chỉ trong lĩnh vực xây dựng, bảo vệ môi trường có xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động có thời hạn. Bổ sung nguyên tắc, việc áp dụng biện pháp này không được làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác.
Do còn có ý kiến khác nhau, dự thảo luật thể hiện 2 phương án theo 2 loại ý kiến nêu trên để tiếp tục xin ý kiến các ĐBQH.
Cắt điện, nước sẽ giảm được thiệt hại xã hội
Thảo luận về nội dung này, ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, việc bổ sung thêm biện pháp cưỡng chế ngừng cấp dịch vụ điện, nước là cần thiết nhưng phải làm thận trọng và chỉ trong một số lĩnh vực.
ĐB Tô Văn Tám. |
Ông Tám băn khoăn về tính khả thi ở nguyên tắc khi việc ngừng các dịch vụ điện, nước không làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác.
Ông dẫn ví dụ, trong lĩnh vực xây dựng thì điện, nước liên quan đến những người dân xung quanh, nếu cắt dịch vụ mà nói không ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác thì vấn đề này cần phải biểu đạt cho rõ. Để tính khả thi cao phải gắn với trách nhiệm của người cung cấp dịch vụ điện, nước đó như thế nào.
Cùng quan điểm, ĐB Phan Thị Mỹ Dung (Long An) đánh giá, việc ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước sẽ giảm được thiệt hại xã hội. Vì thực tiễn trong thời gian qua các doanh nghiệp, cá nhân đã có hành vi vi phạm pháp luật, như xây dựng không phù hợp với quy hoạch, chưa có giấy phép xây dựng...
“Người vi phạm cố tình chống đối, lập biên bản thì cứ lập, làm thì cứ làm, khi lực lượng đến thì họ ngừng, khi lực lượng đi thì họ lại làm, thậm chí nếu tạm giữ máy móc, thiết bị thi công thì họ lại mang cái khác đến.
Chưa kể họ nghĩ phạt cho tồn tại, nên cứ tiếp tục hoạt động, tiếp tục vi phạm. Đến khi xử lý, áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, buộc trả lại hiện trạng ban đầu, khi đó dù là tài sản của ai đi chăng nữa thì cũng đã gây thiệt hại cho xã hội, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự địa phương, đặc biệt gây ô nhiễm môi trường”, bà Dung phân tích.
ĐB Phan Thị Mỹ Dung. |
Theo nữ ĐB, đây là biện pháp hữu hiệu trong thi hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, giảm rất nhiều áp lực về nhân lực, tài lực trong việc tổ chức thi hành. Chỉ có ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước thì mới buộc dừng ngay các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Có thừa và có đủ biện pháp xử lý vi phạm hành chính
Tranh luận với ĐB Mỹ Dung, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) không đồng tình với việc bổ sung biện pháp cắt điện, nước trong bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào.
Nguyên Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An khẳng định không có một vụ vi phạm hành chính nào mà chính quyền các cấp từ xã, huyện đến tỉnh phát hiện kịp thời và ngăn chặn một cách quyết liệt theo Luật Xử lý vi phạm hành chính mà không thành công.
"Chúng ta chỉ có thể bỏ qua, thờ ơ rồi làm không đến nơi đến chốn thì nó mới tồn tại, còn đã quyết tâm, quyết liệt thì không có một doanh nghiệp, một cá nhân nào có thể chống lại các quyết định của cơ quan nhà nước", ông Cầu nhấn mạnh.
ĐB cho rằng đừng tạo điều kiện cho cơ quan hành pháp một cách quá dễ dàng khi mà các biện pháp của pháp luật đã "có thừa và có đủ".
ĐB Nguyễn Hữu Cầu phát biểu từ điểm cầu Nghệ An. Ảnh: báo Nghệ An |
Ông Cầu phân tích khi cắt điện, cắt nước thì không chỉ một người vi phạm liên quan mà sẽ liên quan đến quyền lợi của một loạt người khác.
"Một nhà dân xây dựng thi công không đúng, chúng ta cắt điện, nước tòa nhà đó thì bà già lấy nước đâu để uống? Trẻ con lấy nước đâu để tắm? Đi đâu để kiếm nước để uống?
Trong lúc đó có thể khấu trừ, có thể đình chỉ và thậm chí tháo dỡ công trình, họ phải chấp hành theo luật. Chúng ta cắt như thế thì tính nhân đạo không còn. Chúng tôi cũng đề nghị là không nên tạo điều kiện thuận lợi quá cho cơ quan hành pháp khi thực hiện mà chưa hết trách nhiệm của mình", ĐB lấy ví dụ.
Đồng tình với quan điểm của ĐB Nguyễn Hữu Cầu, ĐB Phan Thái Bình (Quảng Nam) phân tích thêm: Hợp đồng điện và nước là hợp đồng dân sự, ký kết giữa người tiêu dùng và công ty điện, công ty cấp nước. Nếu dừng dịch vụ thì đương nhiên ảnh hưởng ngay đến hợp đồng đó, rõ ràng đã ảnh hưởng đến bên thứ ba, chưa kể còn những người cùng sử dụng điện nước.
Ông cũng cho rằng nếu áp dụng thì chắc rằng sẽ là biện pháp được áp dụng đầu tiên. "Đưa cái khó cho người dân, đồng thời tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước, như vậy là không nên", ông Bình nêu quan điểm không nên bổ sung biện pháp này.
Ông Bình đề nghị đưa ra Quốc hội xin biểu quyết bằng phiếu, để xác định chọn phương án cho hợp lý.
Thành Nam - Hương Quỳnh
Cơ quan công quyền yếu kém hay sao mà phải cắt điện người vi phạm?
Việc bổ sung hình thức xử phạt cắt điện, nước khi xử lý vi phạm hành chính gây nhiều tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội trong phiên thảo luận tại hội trường sáng nay (18/6).