您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín
【xem truc tuyen bong da】Ðể những đôi mắt sáng làm điểm tựa
88Point2025-01-12 13:17:39【Nhà cái uy tín】1人已围观
简介“Hôm nay tôi phải đón xe đến chiếc thứ ba mới ra được đây. Nhờ người đón xe giùm, chiếc thứ nhất ghé xem truc tuyen bong da
“Hôm nay tôi phải đón xe đến chiếc thứ ba mới ra được đây. Nhờ người đón xe giùm, chiếc thứ nhất ghé lại, lơ xe bảo: “Ông mù, chạy luôn đi”. Thế là xe chạy. Chiếc thứ hai, lơ xe thúc hối lên nhanh, người đón xe giùm nói, người ta mù, từ từ. Vậy là xe bỏ chạy…”
“Hôm nay tôi phải đón xe đến chiếc thứ ba mới ra được đây. Nhờ người đón xe giùm, chiếc thứ nhất ghé lại, lơ xe bảo: “Ông mù, chạy luôn đi”. Thế là xe chạy. Chiếc thứ hai, lơ xe thúc hối lên nhanh, người đón xe giùm nói, người ta mù, từ từ. Vậy là xe bỏ chạy…”, ông Nguyễn Khắc Xương, quê ở xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, phàn nàn.
Ông Xương bị mù cách đây hơn 20 năm. Ngày đó, khi biết mắt của chồng không chữa được, vợ ông lẳng lặng bồng con bỏ đi. Mấy chục năm qua, ông sống thui thủi một mình cạnh Nhà thờ Tân Lộc. Vì vậy nên gần đây, được vào Hội Người mù tỉnh, hằng tháng dù khó khăn ông đều cố gắng ra Cà Mau để dự sinh hoạt hội. Bởi nơi đây, ông có được không khí ấm áp, niềm vui, sự sẻ chia của những người cùng cảnh ngộ.
Một buổi học chữ Brai tại Hội Người mù tỉnh. |
Chuyện bất bình về xe cộ, không phải chuyện riêng của mình ông. Hơn 10 người dự sinh hoạt hội hôm đó, ai cũng buồn phiền. Sau khi mọi người kể những câu chuyện mình bị xe từ chối rước, Phạm Hoàng Lạc lên tiếng: “Tôi không hiểu họ không rước vì sợ tụi tôi không tiền, sợ tụi tôi chậm chạp phiền hà hay là ghê tởm tụi tôi? Trong khi chúng tôi cũng là con người, chẳng qua số phận không may mắn. Mình mù đã thiệt thòi trăm bề rồi, vậy mà còn bị xã hội kỳ thị. Mỗi lần đón xe không được rước, lòng dâng lên nỗi tự ái và buồn tủi lắm. Rồi sợ đi không đến nơi nữa. Nhất là buổi chiều đi đâu về mà đón 2-3 chiếc xe không ghé là lo lắng, hoang mang lắm… Người sáng thì còn chủ động được, chứ mù như tụi tôi mà bị bỏ giữa đường trong đêm tối thì biết xoay xở làm sao!”.
Lạc - quê ở khóm 4, thị trấn U Minh, là người rất vui tính, đúng như cái tên Lạc của anh ta. Có Lạc ở đâu thì không khí như được khấy động lên bởi những câu chuyện Lạc kể. Người nghe cười ở nội dung câu chuyện và cười ở cách kể dí dỏm của Lạc. Bởi vậy có những chuyện bản chất là buồn, nhưng Lạc kể làm mọi người phải cười, cười ra nước mắt. Cười để chia sẻ, để cảm thông nhau, để giải toả những muộn phiền.
Lạc kể: “Có lần vợ kêu giữ quầy tạp hoá để vợ đi công chuyện. Thằng nhỏ vào mua rượu, nó đưa tờ 2.000 đồng, nói 5.000. Rút kinh nghiệm nhiều lần bị gạt, tôi nắm tờ tiền hỏi: “Cưng con ai? Cưng chắc 5.000 không?”, thằng nhỏ sợ quá nói, thôi để em đưa tờ khác…”. Thế là cả đám cười ầm. Mọi người bàn luận, mổ xẻ, thêm thắt vài chi tiết rồi lại cùng cười tiếp. Ngay cả tai nạn kinh hoàng tước đi vĩnh viễn ánh sáng đôi mắt mà Lạc cũng hài hước được: “Con này bị cò mổ hồi 5 tuổi. Năm 21 tuổi đinh văng trúng, làm luôn con này. Hai lần bị nạn tiêu 2 con mắt. Cũng cái tội phá không mà ra”. Thế là đám đông lại cười rộ.
Ngày sinh hoạt hội được ấn định vào mùng 3 âm lịch hằng tháng. Do điều kiện xa xôi, đi đứng khó khăn nên anh chị em thường ra chiều hôm trước, tập hợp tại trụ sở hội ở phường 6, TP Cà Mau. Nói trụ sở nhưng thật ra đó là nhà ông Ðỗ Tấn Bảo, Chủ tịch hội. Do hội không có trụ sở nên ông lấy nhà mình làm trụ sở để có nơi sinh hoạt cho anh chị em. Quây quần với nhau, nghe lãnh đạo hội phổ biến những chủ trương, chính sách có liên quan (nếu có), học chữ nổi Brai, cùng nhau sinh hoạt văn nghệ, cùng chia sẻ buồn vui… để rồi hôm sau, họ chia tay ai về nhà nấy, lại thui thủi trong thế giới riêng tư dày đặc bóng đêm mà ít có ai cảm thông, thấu hiểu…
Ông Bảo cho biết, cả tỉnh ước gần 2.000 người mù, đã vận động, tập hợp vào hội được hơn 200 người, trong đó có 89 nữ. Hầu hết đời sống người mù đều khó khăn do không lao động được như người sáng mắt. Anh chị em ai cũng muốn tham dự sinh hoạt hội, nhưng mỗi lần đi phải mấy chặng xe ôm, xe buýt, có khi cao tốc, tàu đò, tốn ít nhất 100.000 đồng. Mà đi đứng phải dò dẫm từng bước rất khó khăn, rồi bị xã hội kỳ thị nên họ rất ngại ngần, mặc cảm; nếu thêm người dẫn thì phải tốn gấp đôi tiền. Vì vậy mà mỗi tháng chỉ độ hơn chục người tới sinh hoạt.
Ông Bảo cũng chia sẻ, chuyện lập gia đình của người mù cũng lắm nỗi gian nan. Ða số những thanh niên mù lấy được vợ là nhờ các cô gái tự nguyện trốn gia đình theo chứ không có đám cưới, đám hỏi gì. Và mặc dù xác định trước lấy người khiếm thị lắm khó khăn, nhưng cũng không ít người vợ không đương đầu nổi phải ra đi. Câu chuyện của Tô Văn Lập (ấp So Ðũa, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân) cũng là một minh chứng. Lập 36 tuổi, có 2 con, bé gái 9 tuổi, bé trai 4 tuổi. Anh lập gia đình năm 2005. Nhắc lại chuyện lấy vợ của anh, mọi người hay bảo, ngoạn mục như trong phim. Có điều đoạn kết lại buồn.
Vốn có giọng hát khá, trước đây Lập hay đi theo hát cùng nhóm đờn ca tài tử của ấp. Cô gái thích giọng hát của Lập và tới làm quen. Gia đình cô ấy cấm cản quyết liệt nhưng cô tìm mọi cách trốn theo Lập. Lần đó, vào nửa đêm, như đã hẹn, Lập cùng người cháu và người chị chạy xuồng máy sang rước cô. “Ðợi đến 2 giờ khuya, cha mẹ cô ấy đi chài, nhà cô ấy ở mé sông, thế là mình lủi đại xuồng vô nhà, cô ấy đợi sẵn, chạy ra, người chị nắm tay kéo mạnh xuống xuồng, thằng cháu giựt máy vọt”, Lập hào hứng kể. Mấy tháng sau gia đình Lập qua nói phải quấy với bên vợ và họ sống với nhau êm xuôi.
Nhưng rồi, cách đây 1 năm, vợ anh bỏ 2 đứa con lại, nói đi Bình Dương làm. Thỉnh thoảng có điện về thăm con, gần đây thì không điện nữa. Thấy cảnh 2 cháu nheo nhóc, nội, ngoại mỗi người nhận lo 1 cháu. Hằng ngày Lập thui thủi mò mẫm nấu ăn, giặt giũ, sinh hoạt cá nhân và theo người trong xóm đi sên đất; tối đến đặt lú kiếm từng đồng tiền gởi nuôi con. Anh cho hay, nhập học vô sẽ rước 2 con về. Tôi hiểu được, giờ đây, 2 cháu chính là niềm an ủi duy nhất để anh có thêm nghị lực mà đương đầu với nghịch cảnh.
“Nam giới đã vậy, với phụ nữ mù còn bất hạnh hơn nhiều. Hiếm có trường hợp phụ nữ khi mù mà lập được gia đình. Còn những người đã có gia đình thì khi bị mù gần như đều bị chồng bỏ rơi”, ông Bảo cho biết và điển hình hoàn cảnh của 2 người phụ nữ có mặt hôm ấy. Họ đều xinh đẹp nhưng đều bất hạnh. Bất hạnh bởi bị mù và kéo theo bao bất hạnh khác.
Ðó là chị Trương Kiều Thơ, quê ở thị trấn Cái Ðôi Vàm, huyện Phú Tân. Cách đây hơn 14 năm, bỗng một ngày mắt chị mờ dần rồi mù hẳn. Chưa nguôi ngoai được nỗi bất hạnh này thì người chồng bỏ đi để lại cho chị 2 đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Nỗi đau chồng lấy nỗi đau, chị cảm thấy bơ vơ, hụt hẫng không còn thiết sống. Nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không cho phép chị liều mình. Cha mẹ ruột đón chị về sống chung để đỡ đần. Rồi cha mẹ chị lần lượt qua đời. Một lần nữa, bất hạnh lại ập đến. Chị kể: “Khi cha mẹ tôi qua đời, người chế nói trước đây có đưa cha mẹ tôi 50 giạ lúa ăn để sau này lấy phần đất khoảng 10 công của cha mẹ làm. Giờ cha mẹ mất, chế yêu cầu tôi giao đất của cha mẹ cho chế. Anh chị em cũng không ai can thiệp gì…”. Vậy là chị phải ra đi. Người con trai lớn của chị cám cảnh gia đình đã bỏ đi tha phương cầu thực mấy năm nay chẳng có tin tức gì. Ðứa con kế năm nay 22 tuổi, khi lấy chồng có thoả thuận ở với mẹ để sau này phụng dưỡng. Sống được một thời gian, anh chồng đòi vợ chồng cùng về nhà mẹ ruột, cô gái thương mẹ không đi, thế là 2 người chia tay.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Diệp, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Thương mại Giáp & Diệp, có xe buýt chạy từ Cà Mau đi các tuyến Năm Căn, U Minh, Cái Đôi Vàm, cho biết: “Quy định giảm giá tàu, xe là đối với thành phố lớn, còn ở tỉnh ta, do không được trợ giá nên doanh nghiệp không thực hiện được. Nhưng thông cảm cho hoàn cảnh người mù, từ nay các anh chị làm thẻ, chúng tôi sẽ giảm 50% tiền vé xe buýt. Tạm thời khi chưa có thẻ, tôi sẽ nhắc nhở nhân viên giảm tiền vé cho các anh chị”. |
Không nhà cửa, không vốn liếng, người thân thì lạnh lùng nên hằng ngày con đi làm mướn đâu thì dắt mẹ theo. Mấy tháng qua, cô con gái học thí công ở tiệm uốn tóc nên dắt mẹ theo không tiện, thấy hoàn cảnh khổ quá, ông Bảo liên hệ gởi chị vào chùa Kim Sơn trên phường 6. Ông Bảo phân trần: “Chùa không nhận nuôi người mù, nhưng thấy hoàn cảnh cô Thơ nên tạm thời giúp đỡ”. Hiện chị còn mang trong mình căn bệnh bướu tim đã 14 năm, bướu ngày càng lớn, chèn ép, nhưng chị không có điều kiện để điều trị bệnh.
Còn Trương Kim Phụng (quê ấp Tân Phong, xã Tân Hải, huyện Phú Tân) bị mù cách nay 19 năm. Chị cho biết: “Khi đó tôi sinh con gái 5 tháng thì mù. 4 tháng sau chồng bỏ ra đi”. Con gái chị hiện làm mướn ở Ðồng Nai, nhà cũng sập hơn 7 tháng qua, chị đành tá túc nhà người quen một nơi vài bữa. Chị buồn rầu: “Cũng chưa biết sắp tới thế nào. Ðâu thể ở nhờ mãi. Có làm đơn xin địa phương chiếu cố giúp đỡ cất lại nhà nhưng đợi hoài mà không nghe nói gì”.
Chế độ chính sách cho người mù là điều mà Cao Thanh Quý, Phó Chủ tịch Hội Người mù tỉnh luôn trăn trở. Quý được coi là người nhạy bén nhất trong hội. Anh thông thạo chữ Brai, biết sử dụng vi tính, biết ứng dụng các phần mềm vi tính cho người mù và chịu khó tìm hiểu về chế độ chính sách để giúp đỡ anh chị em. Quý bảo: “Người mù được xếp vào khuyết tật nặng, nhưng mỗi xã lại xét mức trợ cấp không giống nhau, có nơi 420.000 đồng, nơi 315.000 đồng, nơi 210.000 đồng, làm anh em cũng hết sức thiệt thòi”.
Quý cũng cho biết: “Nghị định 28/2012/NÐ-CP có quy định giảm miễn giá vé xe buýt, vé tàu cho người khuyết tật nhưng không biết sao tỉnh không giảm. Với người mù chúng tôi, làm không ra tiền nên giảm được đồng nào là mừng lắm….”.
Ông Bảo thì mong muốn có một chỗ để anh chị em sống tập trung để họ có điều kiện san sẻ, hỗ trợ nhau, đồng thời để dạy chữ, dạy nghề cho họ kiếm sống. “Tôi cũng có một nền đất, nhưng không có điều kiện về tiền bạc để cất nhà cho anh chị em ở”, ông Bảo trần tình.
***Có gặp gỡ, nghe những người mù chia sẻ mới thấu hiểu phần nào những khó khăn mà họ phải trải. Hơn 10 người mù hôm ấy, mỗi người mỗi cảnh, mỗi câu chuyện, toàn những câu chuyện buồn. Tôi nhân rộng ra gần 2.000 người mù trong tỉnh, vậy là gần 2.000 hoàn cảnh bất hạnh mà chợt giật mình xót xa. Trong dòng đời xuôi ngược của cuộc sống, ai cũng tất tả chạy đua với thời gian, người nghèo nỗ lực để cuộc sống bớt đi cơ cực, người khá muốn cuộc sống đầy đủ hơn, người bất hạnh kiếm tìm hạnh phúc, người hạnh phúc ra sức vun bồi... Ðó là điều chính đáng. Nhưng, bên cạnh chúng ta còn một thế giới của người mù, họ cũng chật vật mưu sinh, họ cũng kiếm tìm hạnh phúc… Nhưng chừng như mọi thứ vượt quá tầm tay, rất cần xã hội, cộng đồng quan tâm, chia sẻ./.
Bài và ảnh: Trang Anh
很赞哦!(79177)
相关文章
- Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- Mỹ tuyên bố muốn tiếp tục việc thanh sát hạt nhân đối với Iran
- NASA phóng vệ tinh laser theo dõi lượng băng tan ICESat
- Libya đặt trong tình trạng báo động sau vụ tấn công đẫm máu của IS
- Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- Một máy bay dân dụng của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp vì sự cố
- Hàn Quốc chính thức công bố nội dung FTA sửa đổi với Mỹ
- Mỹ: Một máy bay chiến đấu F
- Công an An Giang truy tìm đối tượng nghi siết cổ con gái riêng của vợ
- Binh sỹ Nga tập trận lớn nhất từ trước tới nay ở biển Nhật Bản
热门文章
站长推荐
Sôi động thị trường tiền lưu niệm độc lạ lì xì Tết
Dự luật mới về hiến tạng gây tranh cãi ở nước Anh
Nga lấy làm tiếc trước việc Ukraine hủy bỏ hiệp ước hữu nghị
Myanmar: Xung đột tại Kachin, hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa
UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
Tàu chiến của hải quân Đức bốc cháy khi tham gia tập trận tại Biển Bắc
Nhà bác học vĩ đại nhất thế kỷ 20 Stephen Hawking qua đời
Cổ động viên nước ngoài sẽ được miễn visa vào Nga đến hết năm nay
友情链接
- Đánh bom kép tại Philippines, sáu người bị thương
- APEC tập trung phát triển năng lượng tái tạo
- 'Chủ nhà cũ sợ con mất ở đấy nên đuổi chúng tôi đi'
- Tây Ninh: Khởi tranh giải bóng đá Nhi đồng U11
- Nữ sinh khó lòng vào Đại học vì cha cụt chân, mẹ suy thận
- Trao tặng Ngôi nhà mơ ước đến gia đình có vợ câm điếc, chồng bệnh tật
- Thép Xanh Nam Định
- Trao hơn 57 triệu đồng đến bé Nông Đức Toại bị ung thư võng mạc
- Khai mạc Đại hội Thể thao học sinh Đông Nam Á lần thứ 13
- “Con ước mơ được khỏe mạnh”