【ket qua vo dich phap】Tăng cường quảng bá điểm đến, thúc đẩy phát triển du lịch

Khu vực Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 1) được nhiều người dân tìm tới để vui chơi,ăngcườngquảngbaacuteđiểmđếnthuacutecđẩyphaacutettriểndulịket qua vo dich phap tham quan. Ảnh: Thu Hương/TTXVN

Định vị, lan tỏa thương hiệu

Nhấn mạnh tầm quan trọng của quảng bá, đẩy mạnh hoạt động marketing du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chiến lược Marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030.

Theo đó, chiến lược đề ra định hướng chủ yếu như, định vị thương hiệu du lịch Việt Nam, thương hiệu điểm đến du lịch quốc gia và thương hiệu du lịch vùng. Với vùng Đông Nam Bộ, thương hiệu du lịch được gắn với du lịch đô thị, du lịch MICE, ẩm thực và cảnh quan và các sản phẩm đặc thù du lịch tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng, du lịch tìm hiểu di tích lịch sử, du lịch đường sông.

Với Đồng bằng sông Cửu Long, thương hiệu du lịch được khẳng định gắn với cảnh quan, văn hóa vùng sông nước Cửu Long và các sản phẩm đặc thù gồm du lịch sông nước, du lịch sinh thái, tìm hiểu di sản văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, vui chơi giải trí. Đồng thời, từng địa phương phát triển thương hiệu các khu, điểm, sản phẩm du lịch dựa trên giá trị nổi bật về văn hóa, sinh thái bản địa và dịch vụ đặc trưng.

Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh Bùi Thị Ngọc Hiếu: Tự hào có không gian đô thị đặc trưng, là nơi giao thoa, hội tụ nhiều nền văn hóa, một trong những biện pháp ngành Du lịch thành phố đẩy mạnh thực hiện là xây dựng nhiều sản phẩm đặc sắc. Đồng thời, quảng bá hiệu quả, định vị thương hiệu Du lịch Thành phố là nơi du khách trải nghiệm đô thị du lịch sống động, hiện đại, là điểm đến mua sắm, vui chơi giải trí hấp dẫn. Ngành Du lịch Thành phố đa dạng hóa công cụ quảng bá, tăng cường sử dụng các hoạt động marketing điện tử, marketing qua phương tiện truyền thông, tăng cường phối hợp giữa các tỉnh, thành phố trong chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu chung, giúp doanh nghiệp xây dựng sản phẩm liên tuyến, liên vùng và kêu gọi đầu tư hiệu quả.

Thành phố tiến hành tích hợp bản đồ du lịch giúp du khách dễ dàng tiếp cận, tìm kiếm thông tin, chủ động, sáng tạo trong tận dụng hiệu quả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, Youtube… để tăng cường thông tin, quảng bá du lịch.

Theo thông tin từ Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố chủ động phối hợp với nhiều địa phương liên kết, tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến du lịch nước ngoài nhằm khai thác, phát huy tối đa lợi thế vùng miền trong kết nối sản phẩm, gia tăng giá trị, sức hấp dẫn điểm đến Việt Nam - Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố đã phát động chương trình bình chọn “Thành phố Hồ Chí Minh - 100 điều thú vị”, qua đó tạo sự lan tỏa, khẳng định điểm đến “sống động trong từng trải nghiệm” với các nhóm sản phẩm chính như, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch kết hợp hội nghị, sự kiện, du lịch kết hợp ẩm thực, mua sắm. Đồng thời, thành phố phát triển, giới thiệu các sản phẩm có tiềm năng như ,du lịch đường thủy, du lịch gắn với vui chơi giải trí và kinh tế đêm.

Khu du lịch Suối Tiên (thành phố Thủ Đức) cũng là địa điểm thu hút nhiều người thân và khách tham quan. Ảnh: TTXVN

Chọn điểm nhấn trong quảng bá

Để nâng cao hiệu quả quảng bá sản phẩm du lịch, ngành Du lịch nhiều địa phương chú trọng tổ chức các chương trình, chiến dịch marketing theo trọng tâm, trọng điểm, có chủ đề, quy mô, tạo hiệu ứng lan tỏa cao.

Theo đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An: Du lịch Long An coi trọng đổi mới xây dựng các sản phẩm truyền thông, quảng bá, chọn đúng điểm nhấn nhưng không cường điệu quá mức để người dân, du khách đến đều cảm nhận sự hấp dẫn và tính chân thực, luôn mong muốn được tham quan, khám phá, trải nghiệm. Long An đã tham gia Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phố khu vực châu Á - Thái Bình Dương (TPO) với kỳ vọng giới thiệu, quảng bá toàn diện, liên tục hơn về tài nguyên du lịch, điểm đến, sản phẩm nổi bật đến các thành phố trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, kết nối tour, tuyến từ Long An đến các thành phố tham gia TPO và ngược lại.

Mới đây, Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, định hướng phát triển ngành Du lịch thuộc nhóm ngành dịch vụ theo hướng đa dạng hóa loại hình và sản phẩm du lịch để tạo ra các sản phẩm có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh; tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn ở vùng Đồng Tháp Mười; phát triển du lịch nghỉ dưỡng ven đô, dịch vụ giải trí ở các khu vực giáp Thành phố Hồ Chí Minh; phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, khảo cứu và du lịch tâm linh.

Vì vậy, đối với quảng bá các sản phẩm du lịch Long An đẩy mạnh cung cấp, giới thiệu đến du khách qua Cổng thông tin và ứng dụng Du lịch thông minh tỉnh Long An tại địa chỉ mylongan.vn, ứng dụng “Long An tourism” hoặc qua mạng xã hội Facebook, Zalo tại địa chỉ “DU LỊCH LONG AN”. Các trang thông tin cung cấp dữ liệu, gợi ý hành trình tour theo chủ đề như, trải nghiệm nghiệm vùng Đồng Tháp Mười, về Cần Đước thăm xứ chợ Đào, miền di sản Thành phố Hồ Chí Minh - Long An, du lịch xanh gắn với thiên nhiên, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khỏe, các địa chỉ lưu trú, thưởng thức ẩm thực.

Long An phấn đấu đến năm 2025, thu hút 2,5 triệu lượt khách nội địa, 30.000 lượt du khách quốc tế, tăng trưởng bình quân 30%/năm/tổng lượt khách. Đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, với sản phẩm đặc trưng là sông Vàm Cỏ trên nền cảnh quan sinh thái Đồng Tháp Mười và dịch vụ vui chơi giải trí.

Huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN

Cũng như Long An, thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu) là thành viên Tổ chức TPO. Tháng 3 năm nay, Vũng Tàu đã đăng cai tổ chức hội nghị các thành phố thành viên với chủ đề “Hội tụ xanh” qua đó thúc đẩy hợp tác, quảng bá hình ảnh du lịch Vũng Tàu đến các thành viên trong TPO, đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển giữa Vũng Tàu với các thành phố bạn.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu Hoàng Vũ Thảnh: Vũng Tàu đẩy mạnh quảng bá hình ảnh thành phố du lịch “Xanh - Sạch - Đẹp”, đã hai lần được vinh danh là thành phố du lịch sạch ASEAN. Thành phố tập trung giới thiệu đến du khách các sản phẩm du lịch trải nghiệm đẳng cấp, tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp hội nghị, sự kiện, du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa, tâm linh. Các sự kiện văn hóa, thể thao, biểu diễn nghệ thuật được tổ chức thường xuyên trong năm để thu hút du khách. Hiện, thành phố Vũng Tàu có hơn 1.000 cơ sở lưu trú với 15.000 phòng, hơn 800 nhà hàng, quán ăn đặc sản, đáp ứng tốt nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan của du khách.  

Cùng liên quan hoạt động quảng bá thúc đẩy du lịch, tỉnh Đồng Tháp - địa phương Đồng bằng sông Cửu Long chọn điểm nhấn xuyên suốt gắn với hình ảnh du lịch của đất Sen hồng, tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm lan tỏa thương hiệu du lịch “Đồng Tháp - Thuần khiết như hồn Sen”. Theo lãnh đạo UBND tỉnh Đồng Tháp: Tỉnh đẩy mạnh quảng bá, truyền thông sản phẩm du lịch nông thôn gắn với trải nghiệm làng nghề truyền thống, đặc sản ẩm thực đất Sen hồng, thông qua các sự kiện tạo điểm nhấn gắn với các sản vật của quê hương như: Lễ hội Sen Đồng Tháp, lễ hội cá Tra, lễ hội Xoài, Festival Hoa Sa Đéc...

Cùng với đó, tỉnh tăng cường giới thiệu đến du khách các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề, lễ hội gắn với di tích như: Lễ hội Vía Bà Chúa xứ tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, Lễ giỗ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc - di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Ở góc độ doanh nghiệp, chia sẻ về hoạt động kết nối thị trường, tăng cường quảng bá đến du khách, nhất là du khách quốc tế, ông Võ Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group) thông tin: Ngay trong giai đoạn bắt đầu phục hồi du lịch hậu COVID-19, doanh nghiệp chủ động triển khai các phương án, kế hoạch về liên kết, quảng bá, tiếp thị các thị trường khách quốc tế trọng điểm, tiềm năng để thu hút, đón khách quốc tế trên cơ sở sản phẩm, dịch vụ chất lượng, an toàn, áp dụng chương trình khuyến mãi kích cầu quy mô lớn, hấp dẫn.

Saigontourist Group cũng liên tục cập nhật thông tin kết nối với đối tác, khách hàng, tích cực tham gia các Hội chợ Du lịch quốc tế tại Hàn Quốc, Anh, Ấn Độ, Trung Đông… nhằm thu hút, mở rộng nguồn khách, khai thác cơ hội hợp tác mới. Trong nửa đầu năm 2023, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn đã phục vụ 892.000 lượt khách, tăng gần 66% so với cùng kỳ năm 2022, góp phần khôi phục, phát triển du lịch cả nước.