Thể thao

【ti so va ti le 2in1】Đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn năm học mới

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Thích ứng với tình hình thực tế, ngành giáo dục và đ&agrav ti so va ti le 2in1

Thích ứng với tình hình thực tế,Đảmbảonhiệmvụchuynmnnămhọcmớti so va ti le 2in1 ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà đang nỗ lực thực hiện đảm bảo nhiệm vụ chuyên môn của năm học mới, dù rằng còn khó khăn, gian nan.

Cô Nguyễn Thị Nhung, giáo viên Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Vị Thanh, thử nghiệm một vài bài giảng qua truyền hình.

Cố gắng nâng chất lượng

Cô Nguyễn Thị Nhung, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A6, Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Tôi đang cùng với các giáo viên trong trường biên soạn một số bài giảng điện tử chất lượng để gửi Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm định, làm kho học liệu bài giảng online cho ngành. Quả thực để biên soạn và giảng 1 bài học qua truyền hình vất vả hơn. Dạy qua truyền hình cần sự đầu tư gấp nhiều lần bài giảng trực tiếp trên lớp. Cái khó là mình thiếu thiết bị quay, tôi sử dụng điện thoại nên cũng khó”.

Đúc kết được nhiều kinh nghiệm từ lớp tập huấn chuyên môn “Nâng cao năng lực dạy học trực tuyến và dạy học qua truyền hình cấp tiểu học năm học 2021-2022”, dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, ông Trần Văn Chum, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Thuận Đông 1, huyện Long Mỹ, cho biết: “Tôi đã điều chỉnh lại kế hoạch giảng dạy, yêu cầu giáo viên có hình thức kiểm tra bài phù hợp theo năng lực từng em. Quan tâm nhất là học sinh khối lớp 1, lớp 2. Học qua truyền hình nên giáo viên rất khó quản lý và nắm bắt được năng lực học của từng em nếu không có sự đồng hành của phụ huynh”.

Để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho học sinh khi học qua truyền hình và qua trực tuyến, Trường Tiểu học Vĩnh Thuận Đông 1 đã chỉ đạo giáo viên tăng cường công tác phối hợp với phụ huynh các em để cùng hỗ trợ con em học tập hiệu quả. Giáo viên thường xuyên nhắc phụ huynh không nên cho con ngồi xem tivi quá nhiều.

Ông Phạm Minh Cường, Phó trưởng Phòng giáo dục tiểu học - giáo dục mầm non, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Nhiều giáo viên khi giảng dạy online đã nhận định, từ vất vả, có phần bị động, lúng túng ban đầu, nay giáo viên đã rất chủ động, thiết kế nhiều bài giảng hay thu hút học sinh trong giờ học. Hiện tại, cùng với công tác tập huấn chuyên môn để giáo viên chủ động hơn trong dạy trực tuyến và qua truyền hình, chúng tôi yêu cầu các giáo viên dành thời gian chăm chút thiết kế bài giảng điện tử”.

Sở đã tiếp nhận được một số bài giảng từ các phòng giáo dục và đào tạo gửi về để bổ sung cho kho học liệu bài giảng điện tử dành cho khối lớp 1, lớp 2 của tỉnh, tiến hành thẩm định và lựa chọn các bài giảng tốt nhất để phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chọn lọc phát sóng cho học sinh lớp 1 và lớp 2 học tập. Bên cạnh đó, trong công tác chuyên môn, các giáo viên đã khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ kiểm tra đảm bảo tiến độ báo cáo, hoàn thiện hồ sơ để học sinh ổn định trong năm học mới khi vào học trực tiếp.

Khuyến khích, tăng cường ý thức tự học của học sinh

Ông Nguyễn Hoàng Liêm, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Đô, huyện Long Mỹ, cho biết: “Mặc dù việc dạy học trực tuyến không còn bỡ ngỡ với giáo viên và học sinh nhưng làm sao để học sinh học tập thực sự hiệu quả, nhất là học sinh khối lớp 12 là điều chúng tôi đặc biệt quan tâm. Chúng tôi chỉ đạo giáo viên phải nhiệt huyết, dạy đến đâu chắc đến đó, vừa dạy vừa hỗ trợ học sinh nâng cao khả năng tự học để các em không quá lo ngại cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhất là với học sinh trung bình, yếu”.

Thầy Liêu Thành Công, giáo viên dạy môn toán Trường THPT Tây Đô, chia sẻ: “Học trực tuyến sẽ rất vất vả với những học sinh có lực học trung bình trở xuống. Những học sinh này bị hạn chế bởi năng lực học tập, thiếu tập trung nghe giảng và khó tự làm bài tập ở nhà. Tôi quan tâm hỗ trợ các em về kỹ năng làm bài. Thường xuyên nhắc nhở các em tập trung trong giờ học, trao đổi thêm, hướng dẫn lại các nội dung học sinh chưa nắm được. Tôi cũng chủ động tham khảo thêm các kỹ năng hỗ trợ học yếu kém khi học trực tuyến để xem phù hợp thì áp dụng cho học sinh mình”.

Dù không dạy trực tuyến, chưa học qua truyền hình, nhưng đội ngũ giáo viên cấp học mầm non thời gian này luôn trong tâm thế sẵn sàng đón trẻ đến trường, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nuôi dạy trẻ. Bà Bùi Ngọc Chi, Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoa Hồng, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Cùng với công tác tuyên truyền vận động trẻ đến tuổi ra lớp, đảm bảo chỉ tiêu được giao, chúng tôi luôn chủ động bồi dưỡng chuyên môn, tự học để nâng cao kỹ năng chăm sóc và nuôi dạy trẻ, thiết kế bài giảng sinh động để trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm... Khi tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát an toàn, giáo viên sẵn sàng giảng dạy khi trẻ được trở lại trường học tập trực tiếp”.

Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Điểm mấu chốt của dạy và học online thời điểm này vẫn là ý thức học tập của học sinh. Vì vậy, cùng với việc chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý tình huống sư phạm qua môi trường mạng, các thầy cô giáo phải có giải pháp khuyến khích, tăng cường ý thức tự học của học sinh. Học online hay trực tiếp thì học sinh đều phải có nề nếp, học nghiêm túc, có tinh thần phấn đấu trong học tập. Các trường tập trung xây dựng các phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực của các em trên tinh thần động viên, hỗ trợ. Để “Dạy thật, học thật, chất lượng thật” điều quan trọng là mỗi thầy, cô giáo phải chủ động, tự ý thức nâng cao chất lượng chuyên môn mình lên mỗi ngày”.

Vừa lo dạy học, vừa hỗ trợ các khu cách ly tập trung

Giáo viên Trường THPT Tây Đô, huyện Long Mỹ, nấu ăn hỗ trợ người dân đang cách ly tập trung.

Từ đầu tháng 10 đến nay, toàn tỉnh có 135 trường học từ mầm non đến THPT được trưng dụng làm khu cách ly tập trung. Cán bộ quản lý, giáo viên đã tham gia cùng với các ngành dọn vệ sinh trong khuôn viên sân trường, phòng học, chuẩn bị cơ sở vật chất, nơi ở tạm thời cho người dân ngoài tỉnh trở về địa phương. Ngành giáo dục và đào tạo đã huy động toàn ngành cùng tập trung phối hợp với lực lượng phòng, chống dịch tại các địa phương. Tùy vào điều kiện thực tế có thể tham gia hỗ trợ nấu ăn phục vụ cho lực lượng phòng, chống dịch, người dân ngoài tỉnh trở về địa phương, hỗ trợ lấy mẫu test, nhập liệu thông tin tiêm vắc-xin, hỗ trợ vận động, trao tặng nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19...

 

Bài, ảnh: CAO OANH

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap