【soi kèo nantes】Phó Thủ tướng: Ngành tư pháp không sắp xếp một cách cơ học, giảm 15
Ngày 17/12,óThủtướngNgànhtưphápkhôngsắpxếpmộtcáchcơhọcgiảsoi kèo nantes Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2025. Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự và chỉ đạo tại hội nghị.
Báo cáo tại hội nghị, Bộ Tư pháp cho biết, nhiệm vụ năm 2025 rất nặng nề. Cụ thể, bên cạnh việc rà soát chức năng, nhiệm vụ, tinh gọn tổ chức bộ máy của chính mình với tinh thần "không làm không được, khó mấy cũng phải làm", "gác lại lợi ích riêng, vì lợi ích chung", Bộ Tư pháp sẽ tham mưu Chính phủ sửa đổi nhiều luật quan trọng.
Theo Bộ Tư pháp, nội dung quan trọng nhất và khó nhất là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ phải trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 với yêu cầu rất cao.
Theo đó, phải đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển.
Luật mới phải cải tiến quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chuyên nghiệp hơn, khoa học hơn, gắn kết chặt chẽ với thi hành pháp luật. Qua đó, bảo đảm sức sống của pháp luật thay vì thường xuyên phải sửa đổi.
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết, năm 2025 là năm có nhiều sự kiện quan trọng của đất nước, trong đó có việc triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Bối cảnh đó đặt ra nhiều khó khăn, thách thức đối với tất cả các ngành, lĩnh vực, trong đó có ngành tư pháp.
Trong năm 2025, thực hiện yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp sẽ xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị về "Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới".
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp làm tốt công tác trên, trong đó cần lưu ý lấy ý kiến của các tầng lớp, cơ quan, bộ, ngành. Bộ cần chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy để nền hành chính không bị gián đoạn.
Bộ Tư pháp, ngành tư pháp cần nghiêm túc, khẩn trương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, đề xuất đổi mới, sắp xếp, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, theo định hướng là giảm tối thiểu 15-20% đầu mối bên trong; không sắp xếp một cách cơ học, không để gián đoạn trong thực hiện nhiệm vụ.