88Point

Hải quan Hải Phòng thi đua thực hiện thành công Hải quan số, mô hình Hải quan thông minhHải quan chủ kqbd châu âu

【kqbd châu âu】Doanh nghiệp đồng hành cùng Hải quan thực hiện chuyển đổi số

Hải quan Hải Phòng thi đua thực hiện thành công Hải quan số,ệpđồnghànhcùngHảiquanthựchiệnchuyểnđổisốkqbd châu âu mô hình Hải quan thông minh
Hải quan chủ động, nỗ lực đi đầu trong chuyển đổi số tại Việt Nam
Đảng ủy cơ quan Tổng cục Hải quan quyết tâm thực hiện thành công Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua Covid-19 do Tổng cục Hải quan  tổ chức ngày 26/10/2021. 	Ảnh: Quang Hùng
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua Covid-19 do Tổng cục Hải quan tổ chức ngày 26/10/2021. Ảnh: Quang Hùng

Nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp

Qua ghi nhận của Tổng cục Hải quan, trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp năm 2021, có 11 văn bản quy phạm pháp luật mới, với 842 lượt hướng dẫn gồm 52 lượt trực tiếp, 182 lượt trực tuyến, 46 lượt văn bản; 294 lượt email, 268 lượt niêm yết tại trụ sở. Các nội dung hướng dẫn tập trung vào các quy định về chính sách thuế thông qua hình thức niêm yết công khai các văn bản quy định chính sách về thuế, hải quan tại trụ sở đơn vị; đường dây nóng, email, điện thoại hoặc trực tiếp, qua các hội nghị đối thoại doanh nghiệp.

Trong năm 2021 đã có 15 hội nghị trực tuyến được cơ quan Hải quan các cấp tổ chức để góp phần đẩy mạnh hướng dẫn doanh nghiệp trực tuyến từ cấp Tổng cục Hải quan đến cấp chi cục hải quan. Ngoài ra, cơ quan Hải quan đã tiếp thu, giải đáp 9.651 lượt vướng mắc pháp luật hải quan tại trụ sở; 72.896 lượt giải đáp qua điện thoại, email; 1.225 trường hợp hỗ trợ bằng văn bản; 279 tin báo được tiếp nhận và xử lý qua đường dây nóng của Tổng cục Hải quan; 285 nội dung giải đáp qua đối thoại, tọa đàm, hội nghị đồng hành cùng doanh nghiệp...

Trong đó, nội dung vướng mắc tập trung ở các lĩnh vực như về thủ tục hải quan, điều kiện kiểm tra, C/O, mã loại hình XNK, thủ tục tái xuất hàng hóa, doanh nghiệp chế xuất, vướng mắc về xuất xứ, nhập khẩu vắc xin và các trang thiết bị y tế, bảo quản hàng hóa, quản lý chuyên ngành, hồ sơ hoàn thuế, hồ sơ nợ thuế, chính sách thuế đối với hàng hóa XNK, phân loại hàng hóa, vướng mắc trong quá trình triển khai hệ thống miễn thuế, giảm thuế...

Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng giải đáp kịp thời, đầy đủ nhiều vướng mắc về xử phạt vi phạm hành chính; chính sách thuế GTGT, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời đối với mặt hàng đường tinh luyện từ Thái Lan, thời hạn bảo lãnh tiền thuế, nhập gia công, XNK tại chỗ; tái xuất xăng dầu, xử lý phế thải, xuất container rỗng quay vòng, NK vật tư dùng sản xuất trang thiết bị y tế; NK mặt hàng thuốc, nguyên liệu làm thuốc…

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, tại các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, các cục hải quan tỉnh, thành phố đã chủ động có những biện pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp. Đó là, tập trung giải quyết khó khăn, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 phù hợp với chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ, từng địa phương,.

Cụ thể, ở cấp Tổng cục Hải quan, ban hành công văn về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, dừng tất cả các đoàn kiểm tra sau thông quan đến khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát. Đồng thời, tiếp tục triển khai các quyết định của Bộ Tài chính về việc miễn thuế trang thiết bị, vật tư nhập khẩu phục vụ phòng chống dịch Covid-19. Cùng với đó, ban hành văn bản hướng dẫn hải quan các tỉnh, thành phố nhằm tháo gỡ khó khăn cho doang nghiệp và các đơn vị hải quan trong thông quan hàng hóa, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh, không làm đứt gẫy chuỗi cung ứng hàng hóa tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang. Ngoài ra, chấp nhận cho doanh nghiệp được nộp bản scan điện tử Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu AK, KV để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc.

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, cơ quan Hải quan cũng đẩy mạnh các hoạt động tham vấn Hải quan-Doanh nghiệp. Qua rà soát các ý kiến tham vấn nhận thấy năm 2021, doanh nghiệp và các bên liên quan quan tâm đến xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật hải quan như dự thảo Nghị định 08, với 392 ý kiến tham vấn, trong đó Tổng cục Hải quan tiếp thu được 136 ý kiến. Mặt khác, thông qua các nội dung tham vấn của doanh nghiệp nhận định là các vấn đề mang tính thời sự hiện nay doanh nghiệp rất quan tâm và đang gặp phải nhiều vướng mắc.

Qua các buổi tham vấn Doanh nghiệp-Hải quan, cơ quan Hải quan đã lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, từ đó các bên đưa ra các giải pháp để triển khai thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả hơn. Các đơn vị trong Ngành đã chủ động, tích cực kết nối các bên có liên quan tại địa bàn của mình tham gia tham vấn như phối hợp với các bên liên quan (gồm UBND tỉnh; Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng, cơ quan Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư...) trong việc tham vấn các nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan.

5 hoạt động phát triển quan hệ đối tác

Ngày 20/1/2022, Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định số 75/QĐ-TCHQ về việc ban hành Kế hoạch triển khai công tác phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp và các bên liên quan năm 2022. Mục đích của kế hoạch là tổ chức các hoạt động đối tác để cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia vào tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan và nâng cao năng lực thực thi pháp luật hải quan.

Trong kế hoạch này, Tổng cục Hải quan đã đặt ra các yêu cầu tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan nắm bắt chiến lược, kế hoạch, chương trình cải cách hiện đại hóa hải quan qua đó đồng hành cùng cơ quan Hải quan trong quá trình tổ chức triển khai. Đồng thời, khuyến khích và tạo điều kiện để cộng đồng doanh nghiệp và các bên liên quan tham gia hoàn thiện chính sách pháp luật hải quan, phương thức quản lý, chất lượng phục vụ của cơ quan Hải quan các cấp thông qua các hoạt động tham vấn, hợp tác, giám sát; tăng cường hợp tác Hải quan-Doanh nghiệp góp phần nâng cao nặng lực quản lý và thực thi pháp luật của mỗi bên.

Trong đó, Tổng cục Hải quan cũng đề ra các nội dung và 5 hoạt động triển khai gồm thông tin; tham vấn doanh nghiệp và các bên liên quan; hợp tác Hải quan-Doanh nghiệp; giám sát thực thi pháp luật; hỗ trợ doanh nghiệp.

Đối với hoạt động thông tin, cơ quan Hải quan các cấp tổ chức cung cấp thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp về Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2021-2025; các chương trình, đề án cải cách hiện đại hóa trọng điểm của ngành Hải quan; các điều ước, cam kết quốc tế về tạo thuận lợi thương mại. Đối với hoạt động tham vấn Hải quan-Doanh nghiệp gồm các nội dung về thực hiện chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về Hải quan gồm số hóa dữ liệu, kết nối liên thông dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu số, trong đó có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong chuyển đổi số, vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp đồng hành cùng cơ quan Hải quan trong thực hiện chuyển đổi số; cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa NK…

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap