Nhận Định Bóng Đá

【ajax vs psv】Chuyện về chiếc khẩu trang

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:La liga   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:(CMO) Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1/4. ajax vs psv

Báo Cà Mau(CMO) Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 1/4. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Xã hội trong giai đoạn này cần sống chậm lại, nhưng các lực lượng phòng, chống dịch, nòng cốt là ngành y tế, lực lượng vũ trang và toàn hệ thống chính trị cần phải quyết liệt hơn nữa, khẩn trương hơn nữa”.

Từ khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên (ngày 23/1), Việt Nam đã triển khai tích cực, đồng bộ và hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh diễn biến dịch bệnh, câu chuyện về chiếc khẩu trang luôn là đề tài hết sức thời sự, chắc chắn nó vẫn còn “nóng” cho dù dịch Covid-19 có qua đi.

Sử dụng khẩu trang đúng cách là biện pháp hữu hiệu để phòng tránh sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Đó là những ngày bình yên. Một ông anh Việt kiều từ Bắc Âu khi về thăm Việt Nam cứ hoài thắc mắc: “Sao dân miền Tây mình đi ra ngoài đường là bịt kín mít từ đầu tới chân hết vậy. Kỳ cục nhất là ai cũng đeo khẩu trang. Mỗi người một gương mặt riêng, bịt kín như vậy nhìn ai cũng như ai, làm sao phân biệt được?”. Dân miền Tây đeo khẩu trang là chuyện bình thường, nhất là sau ký ức về đại dịch hô hấp SARS năm 2003. Phải nói thêm, miền Tây nắng gió, người miền Tây trước khi sử dụng khẩu trang cũng đã dùng khăn rằn, chế thêm quai nón lá bằng vải khổ rộng để che chắn. Mode làm đẹp của các cô, các chị, các em miền Tây da trắng, tóc dài thì chiếc khẩu trang càng trở nên thời thượng.

Những ngày tâm dịch Covid-19 dần dịch chuyển về lục địa già châu Âu, chính ông anh của tôi hoảng loạn: “Bây giờ muốn đeo cái khẩu trang cho an toàn, nhưng ngặt nỗi bên này vẫn kỳ thị ghê lắm”. Và rồi, một số người gốc Á, vì an toàn bản thân, liều lĩnh đeo khẩu trang, họ bị những người châu Âu xua đuổi, kỳ thị, thậm chí là hành hung. Thông tin chính thống của châu Âu cũng không hề khuyến nghị và coi thường giá trị của chiếc khẩu trang. Và rồi, bi kịch đến rất nhanh. Hệ thống y tế được coi là tân tiến bậc nhất ở châu Âu vỡ trận theo đúng nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Châu Âu ghi nhận những ca nhiễm từ nguyên thủ quốc gia cho đến hoàng thân, quốc thích, nghệ sĩ, vận động viên thể thao. Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức… điêu đứng vì dịch bệnh. Số người tử vong tăng lên chóng mặt. Người châu Âu bỗng nhiên nhìn nhận lại vấn đề về chiếc khẩu trang.

Đầu tháng 4/2020, cùng với khoảng thời gian Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội, châu Âu đồng loạt phát đi thông điệp, hãy sử dụng khẩu trang như là một biện pháp phòng chống dịch, bảo vệ bản thân và cộng đồng. Một tổ chức khoa học của châu Âu đã công bố hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19 giữa việc rửa tay bằng xà phòng và đeo khẩu trang, con số biết nói 55% so với mức 65%. Hàng loạt cá nhân có sức ảnh hưởng hoặc đảm nhận vị trí quan trọng trong khối EU đã thay đổi hoàn toàn nhận thức về việc đeo khẩu trang. Lý đo được đưa ra, sinh mệnh của con người, sự an toàn của cộng đồng có ý nghĩa lớn hơn là sự khác biệt về quan niệm văn hoá. Rõ ràng, trước đại dịch, không phân biệt quốc tịch, tôn giáo, văn hoá, mọi người đều bình đẳng với nhau, chỉ có 2 vế: sống hoặc chết.

Ở Việt Nam, những ngày bình yên, khẩu trang là mặt hàng có thể nói thừa mứa, thông dụng và chẳng ai để ý. Cho đến những ngày dịch bệnh bắt đầu gieo rắc sự sợ hãi, khẩu trang trở thành mặt hàng có thể nói là chiếm đỉnh trong chuỗi cung - cầu của xã hội. Vị thế của mặt hàng này đã thay đổi đến mức không ai nhận ra. Rồi tình trạng khan hiếm hàng, nhiều nơi cung cấp treo bảng “Hết khẩu trang, đừng hỏi”. Lúc này, mỗi người vận dụng hết các mối quan hệ, các kênh bán hàng, với mục tiêu duy nhất là đủ khẩu trang để sử dụng cho bản thân, gia đình. Mọi thứ trở nên ổn định hơn, khi các khuyến cáo khoa học của ngành y tế nhận định, khẩu trang vải có tác dụng ngăn ngừa, phòng chống đại dịch Covid-19. Cùng với các giải pháp vĩ mô, sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự chung sức của toàn xã hội, khẩu trang không còn là mối bận tâm với Việt Nam. 100% người dân tuân thủ, nói cho đúng, tự giác đeo khẩu trang.

Diễn biến dịch Covid-19 còn phức tạp, nhưng có thể nói, Việt Nam đã được ghi nhận như một Quốc gia, Chính phủ đạt được hiệu quả thuyết phục trong việc ngăn chặn, phòng chống đại dịch này. Chỉ số niềm tin ở vị trí số 1 thế giới của Nhân dân Việt Nam vào công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Đảng, Chính phủ là sự khẳng định vững chắc cho nhận định ấy. Chiếc khẩu trang là biểu hiện cho chiến thuật, chiến lược phù hợp, hiệu quả và đóng góp không ít vào thành công chung của cả nước cho đến thời điểm hiện tại.

Sau những ký ức kinh hoàng của dịch bệnh, mà các nghiên cứu khoa học nhận định, có thể lưu trữ trong bộ gen của các thế hệ (hoặc nhiều thế hệ) kế tiếp, con người sẽ hình thành những mẫu chung về cách thức ứng phó, hoặc cao hơn, là những mã chung về văn hoá để ứng xử với tự nhiên và xã hội. Rất có thể, sau đại dịch Covid-19, chiếc khẩu trang không còn là biểu hiện cho sự khác biệt về văn hoá Đông - Tây, mà trái lại, sẽ trở thành biểu tượng của sự đảm bảo an toàn. Biết đâu được, khi thông điệp chào hỏi bằng cách bắt tay phổ biến thế giới, nay bỗng trở nên lỗi thời, hầu như bị triệt thoái.

Trước dịch bệnh, mọi người đều bình đẳng, chỉ có lựa chọn duy nhất: Sống hoặc chết! Đôi khi, kết quả cuối cùng phụ thuộc vào việc chúng ta đeo khẩu trang hoặc chối bỏ nó./.

Phạm Quốc Rin

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap