Đơn cử,ĐềxuấtgiảiphápxâydựngthươnghiệuchonôngsảnViệtỷ số trận tottenham hôm nay các thương lái nhập dâu tây Trung Quốc theo đường tiểu ngạch và gắn mác dâu tây Đà Lạt, Mộc Châu… sau đó bán với giá chỉ bằng 1/2 so với giá thông thường.
Cụ thể, sản phẩm mỳ chũ của hợp tác xã Mỳ chũ Nam Thể (Lục Ngạn, Bắc Giang) do anh Nguyễn Văn Nam làm chủ, mặc dù đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp nhãn hiệu chỉ dẫn địa lý độc quyền từ năm 2010 thế nhưng thương hiệu này lại đang bị nhiều cơ sở làm nhái, làm giả để trục lợi. Việc này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho người dân, hợp tác xã sản xuất chân chính mà còn ảnh hưởng tới uy tín thương hiệu nông sản của Việt Nam ngay tại thị trường trong nước.
Hiện, Việt Nam có hơn 10 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, có mặt tại 160 quốc gia và vùng lãnh thổ, một số sản phẩm có giá trị xuất khẩu hơn 1 tỷ USD như cà phê, gạo, điều… Tuy nhiên, so với tiềm năng, số lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam còn khá khiêm tốn do chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.
Đáng chú ý, có tới 90% lượng nông sản Việt được xuất khẩu ở dạng thô, sau khi nhập về, các doanh nghiệp nước ngoài chế biến và sử dụng tên, thương hiệu của họ. Và khoảng 80% lượng nông sản chưa xây dựng được thương hiệu, không có logo, nhãn mác. Điển hình như sản phẩm chè xanh, hiện có tới 80% sản lượng chè sản xuất trong nước được xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, song rất ít người tiêu dùng nước ngoài biết đến thương hiệu chè Việt Nam, mà chủ yếu biết đến nhãn chè của nhiều nước như: Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc... Nếu không cải thiện được, Việt Nam khó có thể bứt phá để trở thành nước dẫn đầu về xuất khẩu nông sản.