您现在的位置是:88Point > World Cup

【thứ hạng của câu lạc bộ eintracht braunschweig】Điều 175 trong Bộ luật Hình sự 2015 còn bỏ lọt tội

88Point2025-01-10 16:44:15【World Cup】2人已围观

简介BP - Nội dung của Điều 134 trong Bộ luật Hình sự 201 thứ hạng của câu lạc bộ eintracht braunschweig

BP - Nội dung của Điều 134 trong Bộ luật Hình sự 2015 là những quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tại các khoản 2,ĐiềutrongBộluậtHigravenhsựcogravenbỏlọttộthứ hạng của câu lạc bộ eintracht braunschweig 3, 4 và 5 của điều này có quy định như sau: 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm. 3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 4 năm đến 7 năm. 4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 12 năm. 5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

Theo tôi thì các khoản trên của điều luật này quá dài và rối rắm, từ đó dẫn đến việc áp dụng điều luật khó khăn, phức tạp hơn, đồng thời dễ đưa tới lầm lẫn trong việc áp dụng các điểm của từng khoản. Vì vậy, tôi đề nghị bổ sung cụm từ “từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%” vào ngay sau cụm từ “mà tỷ lệ tổn thương cơ thể” của Khoản 2. Đồng thời, tôi cũng đề nghị nâng hình phạt cao nhất đối với hành vi này lên 7 năm. Như vậy, Khoản 2 của điều này sẽ được viết lại như sau: 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o Khoản 1 điều này, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Và sau khi Khoản 2 đã được sửa đổi, bổ sung như trên thì Khoản 3 và Khoản 5 của điều này không còn tác dụng. Vì khung hình phạt ở 2 khoản này đã được đưa về Khoản 2.

Đối với Khoản 4, tôi đề nghị bổ sung cụm từ “61% trở lên hoặc từ” vào ngay sau cụm từ “tỷ lệ tổn thương cơ thể” và tăng hình phạt cao nhất ở khoản này lên 15 năm, nhằm đảm bảo tính răn đe đối với hành vi phạm tội này. Như vậy, Khoản 4 của điều này được viết lại như sau: Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Điều 175, Bộ luật Hình sự 2015 là những quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tại Khoản 1 của điều này có nội dung như sau: 1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Theo ý kiến của cá nhân tôi thì quy định như trên là không ổn và chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót người, lọt tội. Vì ở Điểm a của Khoản 1 có quy định nếu người nào “vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng... rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”, mới phạm tội này là đã bỏ sót hành vi cố tình phạm tội. Đó là hành vi bỏ trốn. Thực tế cho thấy trong xã hội có không ít người thực hiện việc vay, mượn có hợp đồng nhưng vì mục đích lừa dối để chiếm đoạt tài sản đó nên họ bỏ trốn ngay từ khi nhận được tài sản của người khác chuyển giao. Vì vậy, tôi đề nghị ở Điểm a, Khoản 1 của điều này cần bổ sung cụm từ “hoặc bỏ trốn” vào ngay sau cụm từ “dùng thủ đoạn gian dối”.

Như vậy, Điểm a, Khoản 1 của Điều 175 sẽ được viết lại như sau: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;...

N.V

很赞哦!(628)