Cúp C2

【kq chau a】Nghe du kích Giang Minh Tám kể chuyện diệt thù

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Cúp C1  查看:  评论:0
内容摘要:Mối thù giặc giết cha, chú và lòng căm hận dâng trào mỗi kh kq chau a

Mối thù giặc giết cha,ểchuyệndiệkq chau a chú và lòng căm hận dâng trào mỗi khi thấy địch giày xéo quê hương đã thôi thúc ông sớm thoát ly gia đình tham gia cách mạng đánh cho Mỹ cút - ngụy nhào.

Ông Giang Minh Tám (đứng, thứ 7 từ trái qua) chụp ảnh cùng đồng đội trước thời điểm tấn công địch giải phóng Vị Thanh 1975.

Ông là Giang Minh Tám (còn gọi là Giang Minh Vũ), Xã đội trưởng xã Vĩnh Viễn (năm 1972), Chỉ huy Đại đội 308 - đơn vị du kích xã Vĩnh Viễn được điều động về biên chế thành đại đội biệt động đánh giải phóng Vị Thanh (năm 1975), nguyên Giám đốc Ngân hàng ĐBSCL chi nhánh Hậu Giang…

Kể về tuổi thơ nghe được những lần địch sát hại họ hàng và những lần mưu trí đánh địch, với ông là cả một ký ức không dừng nghỉ.

Ông Giang Minh Tám kể về những lần thắng giặc.

Con “nhà nòi”

Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, cha là Huyện đội phó Long Mỹ; Bí thư xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, còn gọi là Quân sự Đáng. Những năm Mỹ - Diệm thực hiện Luật 10/59, lùng sục gắt gay, ông Đáng cũng thuộc diện… phải bắt cho bằng được.

Tuổi thơ ông Tám (quê ấp 7, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, nay ông ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ) có lẽ không bao giờ quên lần cha về thăm nhà. 

Khi ấy, nghe có xuồng máy ghé dưới bến, liền ngay sau đó có 5 tên lên nhà hỏi ông Ba Bầu đâu (cha ông Tám) để coi heo mua, chị Hai ở kế nhà nói ông ở nhà sau. Thế là súng ống chỉa ra, chúng lôi ông Ba từ nhà sau ra trói lại, đưa đi.

8 tuổi nhưng ông Tám đã thể hiện rõ thái độ bênh vực, nặng nhẹ chửi bọn xấu. Ông Ba Bầu hiểu chuyện nên xuống nước năn nỉ: “Con tôi còn nhỏ, hong biết gì, mấy ông thông cảm”.

Ông Tám cùng mẹ thăm cha ở nhà tù Phú Lợi, Sóc Trăng mấy lần, đứng xa thấy cha bị giam cầm mà lòng thêm uất ức. Rồi sau đó, chúng thủ tiêu Quân sự Đáng, đến nay không ai tìm gặp…

Thù cha chưa trả đến thù giết chú chất chồng càng hun đúc thêm ý chí giết giặc của ông Tám.

Nhỏ quá chưa làm được gì nên nhà cho ông đi học ở trường làng, rồi học ở Trường Tây Đô (vịnh 5 Cây Sao, thị trấn Vĩnh Viễn ngày nay). Khi Tổng tấn công Mậu Thân 1968 nổ ra, trường giải tán, “bạn bè anh theo lớp lớp ra đi” cũng là lúc ông Tám thoát ly gia đình làm du kích.

Những lần toàn thắng

Vùng đất Vĩnh Viễn xưa đầy đồn bót giặc, những cái tên đến nay nhắc lại nhiều người vẫn vẹn nguyên ký ức. Đó là đồn Chà Là, Mười Ba, Thanh Long, Xẻo Giá, Đầu Lá, Cái Nhào…

Nghe tên đồn là nhớ đến những tên ác ôn trong khu vực đó. Nhưng những cái đồn mọc lên không làm cho dân nơi đây sợ sệt mà trái lại thêm căm thù, người cố cựu bám trụ quê hương nuôi quân đánh giặc, nuôi con mau lớn cho theo cách mạng diệt thù. Gia đình ông Giang Minh Tám cũng như vậy.

Ông Giang Minh Vũ tham gia nhiều trận phục kích đánh đồn, trận nào cũng góp công cho chiến thắng.

Mở màng trận lớn trong đời của Vũ có lẽ là chính thức được nằm trong đội hình tác chiến chặn đánh địch từ đồn Xẻo Giá hành quân lên đồn Chà Là, của bộ đội chủ lực và du kích địa phương, năm 1970. Đường đi của chúng phải ngang qua Kênh Năm (phía Vĩnh Viễn A ngày nay).

Ông Tám kể: Khi đó, tôi được giao ém quân ở dưới ruộng gần Kênh Năm, quân số 20 người; địch đi mấy chục tên, khá chủ quan nên đường đi nước bước của chúng đều lọt vô kế hoạch tấn công của ta.

“Thời khắc đến khi chỉ huy trận đánh là Tư Tâm ra lệnh. Tức thì đại liên 60 phát hỏa, đồng loạt các tổ xung phong, họng súng đỏ nòng. Lúc nổ súng, tôi rất hăng, bắn chết mấy tên, thu được chiến lợi phẩm là 2 khẩu AR15”, ông Tám nhớ lại.

Trận đầu thắng đậm, ý chí cao ngất, xét về sự mưu trí, dũng cảm, gan dạ và lòng trung thành tuyệt đối nên tổ chức giao cho Giang Minh Tám chức Ấp đội trưởng ấp 7, xã Vĩnh Viễn.

Sau sáp nhập, du kích liên ấp 7 và 10 của xã cũng dưới sự chỉ huy của Tám Cọp và ông. Trách nhiệm của liên ấp lớn hơn, địa bàn rộng hơn, nhưng với khí thế sục sôi, ông và đồng đội lại lập công khi đánh đồn Chà Là.

Lúc đó, du kích liên ấp cỡ 5-6 người được giao nhiệm vụ dẫn đường cho Tiểu đoàn 309, Trung đoàn 1 công đồn. Về tình hình địch, ông Tám kể chúng thảm bại bên đồn Thanh Long nên dồn qua đây, nhưng chúng đâu ngờ ta đã dàn trận sẵn với nhiều đạn pháo trên nòng.

Trận này ông chỉ huy du kích một mặt kêu gọi địch đầu hàng, bao vây, bắn tỉa; mặt khác bắn thuốc sâu, hột vịt thúi vào đồn để địch thêm hoang mang mà trồi đầu ra. Biết chúng bức bách, đêm sẽ mò ra tìm chỗ nước sạch lấy nấu cơm nên ông Tám phục sẵn, bắn chết ngay 1 tên.

Vài đêm sau, thấy ở đồn Chà Là không an toàn nên chúng tìm cách rút về kênh Trực Thăng để lần mò qua đồn Đầu Lá, nhưng cũng không thoát khỏi vòng kiềm tỏa của ta. Du kích liên ấp 7, 10 toàn thắng.

Đóng góp của Giang Minh Tám những năm sau cũng không kém phần hào hùng khi tham gia đánh đồn Mười Ba, đồn Tứ Giác…

Sau ký kết Hiệp định Paris, ông Vũ cùng đồng đội vô tận sào huyệt địch (đồn Mười Ba) trao đổi về việc ngừng bắn. Lúc này đường vô, đường ra đều rất hồi hộp, các bên lăm le súng ống chực chờ một chút bất đồng là đạn lửa ngút trời. Nhưng lần ấy, ông Tám và đồng đội rất an toàn. Địch một lần nữa e dè trước sự gan dạ của ta.

Đồn Doi thất thủ

Năm 1974, khi ý chí của địch không còn, đa số đồn xung quanh ở khu vực Vĩnh Viễn thất thủ, nhuệ khí toàn thắng của ta dâng cao thì đồn Doi với trung đội 21 tên vẫn cố thủ. Bức rút đồn này có tác dụng rất lớn để ta đánh nhanh, thắng nhanh đồn Vịnh Chèo.

Quyết tâm của Huyện ủy, Huyện đội Long Mỹ đã rõ, còn lại là cách đánh.

Sau nhiều lần trinh sát, nắm tình hình, Giang Minh Tám nhận thấy quanh đồn toàn sậy đế cao vút, có hàng rào thép gai, địch bố trí 3 lô cốt ở các góc để quan sát, bắn trả khi có động.

Nghiên cứu kỹ, ông Tám ra quyết định phải đánh úp bằng lựu đạn và tổ chức diễn tập để du kích chọi lựu đạn là trái bình bát vào lô cốt. Vấn đề là lựu đạn ở đâu đủ để đánh?

Vậy là các anh chia nhau xuống ấp gom tất cả cũ mới được 10 trái. Với trái cũ, sợ nó không nổ nên chính tay ông Tám tháo từng trái ra chùi hạt nổ rồi lắp vào một cách an toàn.

Đêm 13-3-1975, ông Vũ cùng đồng đội tổ chức đánh, trước khi đánh là các lần nổ súng nghi binh đánh lạc hướng qua đồn Bảy Hấu, đồn Vịnh Chèo…

Diễn biến sau đó đúng như diễn tập. Giang Minh Tám trên đọt cây sắn ra ám hiệu ném 5 trái lựu đạn vào đồn, nghe động địch chống trả trong hoảng loạn. Liền sau là 3 mũi tấn công của ta đánh úp 3 lô cốt…

Khi địch ở đồn Vịnh Chèo nắm được cách đánh nghi binh của ta cũng nhanh chóng chi viện, và rồi đưa quân qua đây để… lấy thây 20 tên lính…

Đồn Doi thất thủ tạo điều kiện rất thuận lợi cho ta nhanh chóng mở rộng vùng giải phóng.

Đêm 30-4, 1-5-1975, Giang Minh Tám chỉ huy Đại đội 308 - đơn vị du kích xã Vĩnh Viễn được điều động về biên chế thành đại đội biệt động đánh giải phóng Vị Thanh. Toàn thắng thuộc về ta. Toàn thắng thuộc về những người lính quả cảm, trước quân thù không chút sợ hãi, trong đó có ông Giang Minh Tám - người chiến sĩ kiên cường, trung dũng.

Nói như ông Tám từng tâm sự đó là: “Với tôi, đã xác định đánh giặc rồi thì không hề nao núng; vào sinh ra tử rất bình thường; đánh giặc để giải phóng quê hương, dân tộc; đất nước sạch bóng quân thù thì dân ta sẽ có tự do, thêm hạnh phúc”.

Bắn hột vịt thúi, thuốc sâu vào sào huyệt địch

Đây là cách đánh của du kích Vĩnh Viễn tại nhiều đồn địch. Ông Giang Minh Tám kể, đó là cách đánh làm địch hoảng loạn tinh thần bởi mùi hôi thúi không thể chịu đựng được lâu.

Ở trận Chà Là, ông Tám cho anh em thu gom thuốc sâu, hột vịt thúi trong dân lại. Sau đó, dùng dây thun tròn chầu 15 thắt lại cho dài ra và nối 2 đầu lên nạn lớn, giữa 2 phần dây là 1 bao vải. Ta ở cách xa đồn địch chừng trăm mét, cho thuốc hay hột vịt vô keo rồi đưa vào túi, 1 người cầm túi kéo ra, 1 đến 2 người khác cùng ôm eo kéo người kia ra xa và buông túi. Vậy là keo bay vào khu vực lính đóng quân, bể keo, thuốc lan ra kênh mương gần không xài được, dẫn đến chúng đói khát; trứng thúi cũng vậy, lởn vởn mùi rất khó thở… Khi chúng bức bách bò ra xa để lấy nước thì ta bắn giết, gọi chi viện bằng trực thăng thì ta bắn tỉa từ xa… Nhiều tên lính phải ra hàng hay mở đường thoát thì ta bắn hạ.

---------------------------

Ông Giang Minh Vũ: “Chùi hạt nổ là việc làm rất ít ai dám làm. Đây là việc làm cực kỳ nguy hiểm, bởi sơ suất 1 li là không có dịp rút kinh nghiệm. Tôi đã nghĩ ra cách đào 1 lỗ sâu và ngồi cạnh đó tháo trái, phòng khi bất trắc thì bỏ trái xuống lỗ rồi nhanh chóng lăn ra xa”.

 

Bài, ảnh: TRÍ THỨC

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap