【tỉ số xứ wales】Đề xuất 3 mô hình sáp nhập các trường cao đẳng sư phạm địa phương
Trên cả nước có 29 trường cao đẳng sư phạm trực thuộc UBND tỉnh. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rà soát,Đềxuấtmôhìnhsápnhậpcáctrườngcaođẳngsưphạmđịaphươtỉ số xứ wales sắp xếp, tổ chức lại các trường sư phạm trên cơ sở các quy chuẩn về điều kiện đảm bảo chất lượng. Tại các địa phương, nhiều trường CĐSP đã được sáp nhập để tinh gọn và nâng cao hiệu quả đầu tư công trong bối cảnh nhu cầu giáo viên đang bão hòa.
Tính đến tháng 4/2019, đã có 13 trường CĐSP được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sáp nhập. Có 3 xu hướng sáp nhập được các địa phương lựa chọn: Sáp nhập trường CĐSP vào trường đại học; thành lập trường đại học trên cơ sở sáp nhập các trường; sáp nhập các trường trung cấp, cao đẳng trong tỉnh thành trường cao đẳng đào tạo đa ngành.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia giáo dục, việc sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm như thế nào là bài toán khó vì động chạm tới hàng vạn giảng viên lẫn cán bộ quản lý, chưa tính đến một hệ thống tài sản công khổng lồ. Gửi tham luận đến hội thảo tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam được tổ chức mới đây, bà Ngô Thanh Trúc- Hiệu trưởng trường Cao đẳng sư phạm Vĩnh Long đề xuất 3 mô hình sáp nhập có thể áp dụng cho các trường CĐSP là sáp nhập theo chiều ngang; sáp nhập theo chiều dọc và sáp nhập tổ hợp.
Đối với mô hình sáp nhập theo chiều ngang, các trường CĐSP sẽ sáp nhập theo đặc điểm địa lý và sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế. Theo đó, có thể sáp nhập thành 6 trường CĐSP khu vực tương ứng 6 vùng kinh tế trọng điểm.
Mô hình sáp nhập theo chiều dọc cho thấy sự kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cung cấp các sản phẩm dịch vụ đào tạo khác nhau. Mục đích chính của các loại hình sáp nhập này nhằm đảm bảo nguồn lực cung cấp không bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường lao động. Mô hình áp dụng hoặc là nhập CĐSP vào trường đại học sư phạm trọng điểm, hoặc trở thành nhánh đào tạo, phân viện của các trường đào tạo sư phạm.
Mô hình sáp nhập tổ hợp xảy ra giữa các cơ sở đào tạo hoạt động trong lĩnh vực có trùng lắp nhau một phần về sản phẩm và dịch vụ. Theo mô hình này sẽ sáp nhập các trường cao đẳng, trung cấp trong cùng một tỉnh/thành phố thành 1 trường cao đẳng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực các nghề phục vụ địa phương. Khi đó, hệ thống nhà trường mềm dẻo thích nghi được biến động của thị trường.
Theo bà Trúc, dù sáp nhập theo mô hình nào thì mục đích hoạt động sáp nhập các trường là giúp cơ sở đào tạo sau sáp nhập có giá trị lớn hơn tổng giá trị của các tổ chức thành phần khi hoạt động riêng lẻ. Bất kỳ mô hình sáp nhập nào cũng chứa đựng nhiều rủi ro khách quan và chủ quan. Do đó, cần có giải pháp tránh khủng hoảng truyền thông, điều chỉnh lại nhân sự và quy trình làm việc và thống nhất chiến lược phát triển nhà trường.
Nhà trường chỉ tồn tại và phát triển nếu các bên tham gia vào quản trị biết dung hòa lợi ích, trong đó có khách hàng. Nếu quan tâm đúng mức về vai trò của marketing và tập trung vào khách hàng, chiến lược sáp nhập sẽ hiệu quả hơn./.
Bùi Tư