【urawa reds đấu với kawasaki】Kinh nghiệm phát triển công viên giữa đô thị của Singapore

Tầm nhìn chiến lược

Kể từ khi tách khỏi Malaysia trở thành quốc gia độc lập năm 1965,ệmpháttriểncôngviêngiữađôthịcủurawa reds đấu với kawasaki Thủ tướng Singapore lúc đó Lý Quang Diệu đã xác định nước này không phát triển công nghiệp, nông nghiệp, mà chỉ phát triển dịch vụ, tập trung vào dịch vụ tàu biển, du lịch, y tế, giáo dục, giải trí chất lượng cao.

Ảnh: The Tour Guy

Một trong các nhiệm vụ chiến lược là phải tạo ra Singapore xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn. Ông Lý tin, chỉ như vậy, Singapore mới nâng cao lợi thế cạnh tranh của đất nước.

Để hiện thực hóa ý tưởng, ông Lý giao cho kiến trúc sư danh tiếng Lưu Thái Cơ và các cộng sự nhiệm vụ xây dựng bản quy hoạch tích hợp “không bao giờ lạc hậu”, biến Singapore thành “Thành phố trong vườn”.

Các kiến trúc sư đã làm được việc đó, kết hợp cây xanh vào không gian sống dưới mọi hình thức, như mái nhà xanh, vườn thẳng đứng xếp tầng hay những bức tường xanh tươi. Tất cả nhằm tạo ra một thành phố và một quốc gia đa dạng sinh học hơn.

Phát triển hệ thống công viên miễn phí cho người dân

Do sở hữu diện tích khiêm tốn, chỉ vẻn vẹn 710km2 nên Singapore luôn có nhu cầu tối ưu hóa việc sử dụng không gian đất đai với quy hoạch phù hợp nhằm tạo ra các không gian xanh, đảm bảo đất nước không biến thành một khu rừng bê tông. Đến nay, hòn đảo đã được phủ xanh theo cách thức đa tầng, với tầng thấp nhất là cỏ, bụi cây con, cây thấp tầng, sau đó là tầng trung và tầng cao.

Công viên Bờ đông là một trong những địa điểm vui chơi, thư giãn, tập luyện thể thao thu hút đông người nhất Singapore. Ảnh: sportifycities.com

Dù quỹ đất hạn chế nhưng nhà chức trách vẫn dành đất xây dựng hơn 300 công viên và vườn thực vật cùng 4 khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích trên 2.300 héc-ta. Trong đó có những công viên rất lớn nằm giữa trung tâm như Vườn bách thảo Singapore (74 héc-ta) hay Gardens by the bay (101 héc-ta).

Với những khu phố không có cây xanh, chính phủ cho tái cấu trúc, phá bỏ cả khu phố, nén dân cư lại dành đất cho công viên cây xanh. Các dự án chung cư, khu đô thị mới không có tỷ lệ cây xanh đạt yêu cầu sẽ không được cấp phép xây dựng.

Công viên Bishan Ang Mokio đóng vai trò như một vùng đệm giữa hai khu dân cư Bishan và Ang Mokio của Singapore. Ảnh: sportifycities.com

Mạng lưới các công viên, vườn quốc gia và khu bảo tồn được kết nối với nhau nhờ khoảng 370km hành lang xanh tuyến tính trên toàn quốc. Hội đồng Công viên quốc gia (NParks) trực thuộc Bộ Phát triển quốc gia Singapore chịu trách nhiệm quản lý chúng và trồng cây xanh đô thị cho người dân địa phương tận hưởng. Ngoài ra còn có các tổ chức xã hội rộng lớn với vô số hoạt động kết nối khối liên minh Nhà nước – Tư nhân – Cộng đồng, cùng nhau chung tay phát triển quốc gia xanh.

Theo NParks, tùy theo quy mô, chức năng và vị trí, các công viên ở Singapore được phân thành nhiều loại như công viên nghệ thuật và di sản, công viên cộng đồng, công viên ven biển hay công viên ven sông. Nhìn chung, tất cả chúng đều mở cửa tự do cho người dân và du khách vào tham quan, vui chơi, thư giãn, tập thể dục thể thao, cắm trại… ngoại trừ một số khu vực nhất định bên trong có thu phí dịch vụ thấp như Vườn lan quốc gia trong Vườn bách thảo Singapore hay Mái vòm hoa, Rừng mây mù và cầu đi bộ trên không OCBC Skyway tại Gardens by the Bay.

Vườn bách thảo Singapore. Ảnh: NParks
Công viên Gardens by the Bay vào buổi tối. Ảnh: planetofhotels.com

Mục tiêu cho tương lai

Trước những thách thức như sự biến đổi khí hậu và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, Chính phủ Singapore xác định cần xây dựng đất nước thành nơi đáng sống, bền vững và thích ứng với khí hậu. Do đó, Singapore sẽ được chuyển đổi thành “Thành phố trong thiên nhiên”, theo Kế hoạch Singapore xanh năm 2030.

Để đạt mục tiêu, NParks đã vạch ra 5 chiến lược gồm mở rộng mạng lưới công viên tự nhiên; tăng cường thiên nhiên trong các khu vườn và công viên; phục hồi thiên nhiên trong cảnh quan đô thị; đẩy mạnh kết nối giữa các không gian xanh của đất nước và tăng cường chăm sóc thú y, quản lý động vật.

Tuấn Anh

Chuyện dân phá nhà, hiến đất xây công viên quốc gia thu hàng trăm triệu đô mỗi năm

Công viên quốc gia Great Smoky Mountains được coi là một điển hình thành công trong việc bảo tồn thiên nhiên cũng như khai thác, phát triển du lịch bền vững tại Mỹ.