88Point

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề xuất điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện ô tô, nhằm giúp các kết quả hạng nhất tây ban nha

【kết quả hạng nhất tây ban nha】Loay hoay tìm giải pháp phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

loay hoay tim giai phap phat trien nganh cong nghiep o to viet nam

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ đề xuất điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện ô tô,ìmgiảipháppháttriểnngànhcôngnghiệpôtôViệkết quả hạng nhất tây ban nha nhằm giúp các hãng sản xuất ô tô trong nước giảm chi phí sản xuất, tăng lợi thế cạnh tranh

Chưa có ngành công nghiệp ô tô?

Báo cáo của Bộ Công Thương, một lần nữa cho thấy thực tế bức tranh khá ảm đạm của ngành công nghiệp (CN) ô tô Việt Nam, trước mốc thời điểm quan trọng, thuế NK sản phẩm nguyên chiếc trong khu vực ASEAN xuống 0%.

loay hoay tim giai phap phat trien nganh cong nghiep o to viet nam
Ngày 12/10, hơn 200 doanh nghiệp cùng đại diện các bộ ngành tham dự Hội thảo về phát triển công nghiệp ô tô cho thấy đây đang là vấn đề được quan tâm

Bộ Công Thương thừa nhận: Mặc dù phát triển khá nhanh trong 2 năm trở lại đây (năm 2016, sản lượng đạt trên 200.000 xe/năm, tăng 38% so với năm 2015 và 109% so với năm 2014) nhưng ngành CN ô tô Việt Nam còn nhiều hạn chế.

Sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản); Giá bán xe vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Mục tiêu tỷ lệ nội địa hoá (NĐH) đối với xe cá nhân là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7-10%.

Nhiều ý kiến phát biểu tại hội thảo đều thống nhất quan điểm cho rằng, dung lượng thị trường là yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy ngành CN sản xuất ô tô phát triển. Tuy nhiên, hiện nay quy mô thị trường ô tô Việt Nam còn quá nhỏ (thấp nhất trong 5 nước có ngành công nghiệp ô tô tại ASEAN, bằng 1/10 quy mô thị trường ô tô của Thái Lan và 1/4 của Indonesia).

Trong khi đó số lượng doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô quá nhiều so với qui mô thị trường; GDP bình quân đầu người giai đoạn vừa qua chưa đủ để người dân có thể sở hữu ô tô.

Mặt khác, ngành CN hỗ trợ đã hình thành, nhưng mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, sản phẩm nhựa v.v.. Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.

Đặc biệt hiện nay chúng ta chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện. Chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn; Các loại nguyên vật liệu cơ bản như thép chế tạo, cao su, nhựa và chất dẻo phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.

loay hoay tim giai phap phat trien nganh cong nghiep o to viet nam
Các đại biểu tham quan khu trưng bày sản phẩm

Đừng bàn giải pháp chung chung

Đại diện cho 17 doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), ông Toru Kinoshita, Chủ tịch VAMA cho biết: VAMA rất ủng hộ chủ trương của Chính phủ thúc đẩy sản xuất xe và linh kiện ô tô tại Việt Nam. Tuy nhiên, dung lượng thị trường và sản lượng là các yếu tố chủ chốt quyết định thành công cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô.

loay hoay tim giai phap phat trien nganh cong nghiep o to viet nam
Trong thời gian ngắn sắp tới, Thủ tướng Chính phủ sẽ ký ban hành Nghị định về điều kiện kinh doanh, sản xuất ô tô. Theo đó, sẽ ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp lớn. Bởi, chỉ có những doanh nghiệp đủ lớn mới kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, công nghiệp hỗ trợ, từ đó là động lực để các doanh nghiệp vừa và nhỏ đi lên. Quan điểm của Chính phủ thời gian tới là ưu tiên kêu gọi các Tập đoàn, Tổng công ty đa quốc gia đảm bảo đủ hai tiêu chí: lớn mạnh và chưa có cơ sở sản xuất trong khu vực để kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô nước nhà.
loay hoay tim giai phap phat trien nganh cong nghiep o to viet nam

Ông Đỗ Thắng Hải-Thứ trưởng Bộ Công Thương

Theo đó vị đại diện của VAMA kiến nghị: các chính sách thuế và chính sách liên quan đến ô tô cần ổn định và đồng bộ nhằm giúp thị trường tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, trong ngắn hạn, đại diện VAMA kiến nghị giảm hoặc bãi bỏ thuế nhập khẩu linh kiện nhập CKD từ năm 2018 cho tất cả các nhà sản xuất ô tô và các nhà sản xuất linh kiện ô tô mà không gắn với điều kiện về sản lượng, nội địa hoá. Đồng thời khi thị trường chưa đủ lớn, cần có ưu đãi cho các nhà sản xuất nội địa để duy trì sản xuất trong nước.

Phát biểu tại Hội thảo, đại diện cho Vụ Chính sách thuế- Bộ Tài chính, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng cho rằng: đề xuất tại Hội thảo chưa thực sự cụ thể, chi tiết. Theo bà Hằng, các doanh nghiệp không nên nói chung chung về vấn đề yêu cầu giảm thuế vì giảm thuế hay các chính sách thuế nói chung đều phải phù hợp với các cam kết, thỏa thuận thương mại quốc tế, cái quan trọng là các doanh nghiệp hãy bàn cụ thể xem làm sao nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và gia tăng sản lượng.

Liên quan đến kiến nghị của VAMA về việc "giảm thuế nhập khẩu linh kiện cho tất cả doanh nghiệp", đại diện Vụ Chính sách thuế cho rằng “không thỏa đáng”.

Bà Hằng phân tích: đại diện VAMA cho rằng yếu tố quyết định là dung lượng thị trường, phát triển công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ nhưng lại chỉ đề nghị giảm thuế, không gắn với điều kiện sản lượng và nội địa hóa. Tuy nhiên, giảm thuế mà không gắn với yêu cầu về sản lượng thì khó duy trì được ngành CN ô tô. Trên thực tế, một số doanh nghiệp FDI đã giảm sản lượng các mẫu xe trong khi không tăng công suất. Vì vậy, nếu không có điều kiện về tỷ lệ NĐH, doanh nghiệp nhập linh kiện lắp ráp lại tháo rời chi tiết các linh kiện để nhập rời, hưởng thuế ưu đãi linh kiện. Năm 2018 đã cận kề, mục tiêu là phải giảm thuế có điều kiện.

Bà Hằng cho biết, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phương án đề xuất điều chỉnh thuế suất nhập khẩu linh kiện ô tô nhằm giúp các hãng sản xuất ô tô trong nước giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá xe, tăng lợi thế cạnh tranh với xe nhập khẩu khi thời điểm 2018 thuế nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN về 0% đang tới gần, qua đó bảo hộ ngành sản xuất ô tô nội địa.

Những linh kiện được áp dụng mức thuế phải thoả mãn điều kiện không sản xuất được ở Việt Nam. Và điểm ràng buộc trong đề xuất là không phải hãng xe nào có xe lắp ráp cũng được hưởng ưu đãi, mà đòi hỏi phải đảm bảo đủ nhóm ba điều kiện gồm: tỷ lệ tăng trưởng; sản lượng của hãng trong năm; sản lượng của mẫu xe đăng ký và tỷ lệ giá trị nội địa. Trong đó, sản lượng chung tối thiểu phải từ 34.000 xe trở lên từ năm 2018.

Vì sao Vinfast lại đưa mục tiêu NĐH 60%?

Phát triển sản xuất trong nước, gia tăng tỉ lệ NĐH là nội dung được Hội thảo quan tâm thảo luận.

Ông Võ Quang Huệ - Phó Tổng giám đốc dự án sản xuất ô tô Vinfast cho biết: sau 2 năm, Vinfast sẽ cho ra mắt sản phẩm ô tô mang thương hiệu Việt với tỉ lệ NĐH 60%. Và để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc liên kết sử dụng các phụ tùng linh kiện của các doanh nghiệp trong nước, Vinfast cũng chủ động đầu tư cụm sản xuất mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô cung cấp không chỉ riêng Vinfast, mà các DN sản xuất ô tô trong nước.

Ông Phan Đăng Tuất, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp CNHT Việt Nam cho rằng, không nên coi sản xuất ô tô là một ngành công nghiệp mà phải là một nền công nghiệp ô tô. Khi nhận thức được như thế thì chúng ta mới có các chính sách bắt kịp xu thế vì quy mô của nó vô cùng lớn.

Bàn về vấn đề nâng cao tỉ lệ NĐH, ông Tuất chia sẻ: tôi rất phấn khởi, nhưng cũng rất băn khoăn về mục tiêu đạt được tỉ lệ NĐH sản phẩm 60% sau 2 năm nữa của Vinfast. Bởi với thực tế hiện nay của ngành công nghiệp phụ trợ cũng như bài toán về giá thành sản phẩm để cạnh tranh, con số NĐH 60% khiến tôi vừa hồi hộp vừa tò mò.

Đại diện Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM) thì cho rằng, không nên đặt ra mục tiêu NĐH, thay vào đó nên đặt mục tiêu cụ thể để phát triển ngành CN ô tô Việt Nam.

loay hoay tim giai phap phat trien nganh cong nghiep o to viet nam
Năm 2018, Thaco sẽ XK các dòng xe khách

Ông Phạm Văn Tài, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết, xuất khẩu là một trong những hướng phát triển lâu dài của Thaco. Trong năm 2018, Thaco sẽ xuất khẩu mạnh dòng xe khách, còn linh kiện ô tô, công ty đã xuất khẩu từ những năm trước, hiện đã xuất sang khoảng 10 nước. Thời gian tới, Thaco sẽ tổ chức tour du lịch công nghiệp để tất cả mọi người có thể trực tiếp đến thăm các nhà máy của Thaco, trực tiếp nhìn thấy quá trình sản xuất, kiểm nghiệm theo tiêu chuẩn rất khắt khe, từ đó đặt niềm tin vào các sản phẩm mình lựa chọn.

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: “Thời điểm này cần xem ưu tiên hỗ trợ đối tượng nào trước. Như hiện nay là hơi ngược vì chúng ta chủ trương hỗ trợ những doanh nghiệp lớn trước để thúc đẩy quy mô thị trường. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp vừa thì Nhà nước cũng đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ. Ông Hải nhấn mạnh: Để đề xuất những hỗ trợ như vậy chúng tôi đã phải cân nhắc rất kỹ việc đi bước nào trước, bước nào sau.

Về định hướng phát triển công nghiệp ô tô, ông Hải cho biết, sắp tới sẽ ưu tiên kêu gọi các doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn của nước ngoài vào hợp tác, đầu tư nhưng với điều kiện phải là doanh nghiệp chưa có cơ sở sản xuất trong khu vực như Hyundai, Mazda… vừa qua để bảo đảm không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu ra khu vực và thế giới.

Đến nay ngành sản xuất ô tô có trên 400 doanh nghiệp, đa số có quy mô vừa và nhỏ. Tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 460.000 xe/năm. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, doanh nghiệp trong nước khoảng 53%. Giai đoạn 2001-2014, tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao, đạt 17%/năm. Mỗi năm, chỉ tính riêng các khoản thuế, ngành công nghiệp ô tô đóng góp khoảng trên 1 tỉ USD cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, ngành đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 100.000 lao động trực tiếp, nhiều loại xe tải đã đạt tỉ lệ nội địa hóa cao…

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap