【vegalta】Sửa luật phải bảo đảm hệ thống ĐH ổn định, phát triển
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị.Ảnh: VGP/Đình Nam
Phát biểu tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách,ửaluậtphảibảođảmhệthốngĐHổnđịnhpháttriểvegalta ngày 7/9, thảo luận về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục ĐH, Phó Thủ tướng khẳng định nếu dự thảo luật được thông qua thì tiến trình đổi mới giáo dục ĐH theo hướng tự chủ, nâng cao chất lượng nghiên cứu, đào tạo sẽ có bước chuyển tích cực.
Tuy nhiên, Luật Giáo dục ĐH được sửa lần này chưa đáp ứng toàn bộ yêu cầu đổi mới giáo dục ĐH bởi vì còn liên quan đến các luật khác.
Ví dụ được Phó Thủ tướng nêu lên là mặc dù các trường ĐH đã được tự chủ một phần về công tác tổ chức, cán bộ, tài chính nhưng vẫn còn chịu quản lý của cơ quan chủ quản về những lĩnh vực này theo quy định của pháp luật về công chức, viên chức, đầu tư công.
Phó Thủ tướng bày tỏ đồng tình với các ý kiến của đại biểu Quốc hội liên quan đến giao quyền tự chủ cho trường ĐH gắn với trách nhiệm giải trình để bảo đảm chất lượng đào tạo, cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH cho người nghèo, đối tượng chính sách, yếu thế. Cùng với đó là việc các quy định tăng cường vai trò của hội đồng trường như thay mặt cơ quan chủ quản để quản lý và phát triển tài sản vô hình, hữu hình của trường ĐH, phân định rõ mối quan hệ giữa hội đồng trường với hiệu trưởng, ban giám hiệu. “Đây là hai vấn đề trong quá trình soạn thảo luật đã được chú ý và cơ bản giải quyết được”.
Tương tự, đối với các ý kiến cho rằng cần quy định rõ hơn về độ tuổi, nhiệm kỳ của lãnh đạo các trường ĐH, Phó Thủ tướng cho rằng cần được điều chỉnh ở các luật khác giống như dự thảo luật không còn phân biệt trường ĐH công lập và tư thục bởi đã “tách bạch được câu chuyện nhà đầu tư ra khỏi trường ĐH để giải quyết vấn đề nhà đầu tư với nhau trên quan điểm DN, còn khi đã thành lập pháp nhân trường ĐH thì theo luật giáo dục ĐH để bảo đảm quyền lợi người học và xã hội”.
Dành nhiều thời gian làm rõ thêm mô hình hệ thống giáo dục ĐH đã nhận được nhiều ý kiến khách nhau, Phó Thủ tướng đã tóm lược lại hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam. Theo đó, tạm dùng khái niệm “nấc đầu tiên” là 2 ĐHQG, 3 ĐH vùng do Chính phủ thành lập với một số trường ĐH thành viên, có một số quyền tự chủ mà ở thời điểm đó không trường ĐH nào có được. Tiếp theo là các trường ĐH lớn nhưng không được gọi là ĐH dù có lịch sử phát triển, uy mô, uy tín lớn như ĐH Bách khoa, Học viện Nông nghiệp Việt Nam… Cuối cùng là những trường ĐH mới thành lập sau này, đặc biệt là các trường ĐH nâng cấp lên từ các trường cao đẳng ở địa phương, trừ một số ít trường còn về cơ bản quy mô còn nhỏ, uy tín trong đào tạo, nghiên cứu khoa học chưa cao.
Tuy nhiên, với kết quả thí điểm tự chủ của 23 trường ĐH, nhiều trường đã có quyền tự chủ không kém ĐHQG, ĐH vùng, thậm chí một số trường còn nhiều hơn.
Thực tế này đặt ra vấn đề mà dự thảo luật cần giải quyết là mối quan hệ giữa ĐHQG, ĐH vùng với các trường thành viên bằng quy định trong ĐH có các trường ĐH thành viên có thể tự chủ hay phụ thuộc một phần. Cùng với đó, dự thảo đã tháo quy định cho các trường ĐH lớn, có uy tín, đào tạo đa ngành được lập trường trong trường trong khi trước đây các trường này phải “lách luật” thành lập các viện đào tạo trình độ ĐH. Tuy nhiên, những quy định này vẫn chưa giải quyết được câu chuyện phân biệt trường ĐH với trường ĐH thành viên.
Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra và các đại biểu cần xem xét, cân nhắc hướng tiếp cận dù là ĐH, trường ĐH hay học viện thì đều là những cơ sở giáo dục ĐH. Những trường ĐH, học viện có thể giữ nguyên tên gọi nếu không có nhu cầu thành lập thêm trường trong trường, còn những trường ĐH thành lập trường trong trường thì được gọi là ĐH.
Các trường ĐH, học viện có các khoa, trung tâm, viện. ĐH có trường, có viện, còn trường thành viên tự chủ hoàn toàn hay 1 phần thì do các trường quyết định. Bên cạnh đó, vẫn giữ nguyên 2 ĐHQG là ĐH, đồng thời nên cân nhắc đối với 3 ĐH vùng để giữ ổn định hệ thống.
Trao đổi thêm về xu thế thành lập các ĐH từ tổ hợp các trường ĐH tại một số nước trên thế giới, Phó Thủ tướng cho rằng dự thảo luật cần tạo môi trường bình đẳng, tự chủ cho các trường ĐH, từ đó khuyến khích các trường này tự nguyện liên kết với nhau để hình thành tổ hợp ĐH lớn hơn.
“Tuy nhiên, nếu quy định ĐH phải do Chính phủ thành lập thì rất vướng cho các trường sau này. Ví dụ ĐHQG TPHCM vừa qua đã bàn đến việc tiếp nhận ĐH An Giang làm thành viên nhưng sẽ phải đưa ra Chính phủ để sửa nghị định”, Phó Thủ tướng lưu ý.
TheoChinhphu.vn