88Point

Gần 100 người dân ở kênh Nàng Mau II nối liền với 4 ấp (Tân Long A, T&aacut ket qua bd phap

【ket qua bd phap】Dân mong mỏi có lộ giao thông nông thôn

Gần 100 người dân ở kênh Nàng Mau II nối liền với 4 ấp (Tân Long A,ỏiclộket qua bd phap Tám Ngàn, Tân Quới Rạch và Tân Phú) thuộc xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, gửi đơn đến Báo Hậu Giang, phản ánh sự mong mỏi của người dân có lộ giao thông nông thôn để thuận tiện trong việc đi lại của bà con.

Học sinh đi học phải đi xuồng một đoạn mới tới trường.

Các hộ dân thuộc tuyến kênh này không có đường xe đi lại, chủ yếu phương tiện đi lại bằng đường sông nước mới ra được lộ xe. Ông Lê Văn Triều, ở ấp Tân Long A, nói: “Nhà tôi có xe nhưng muốn đi đâu thì phải tìm chẹt chở xe qua khỏi tuyến kênh này mới ra được lộ để chạy. Nếu không đi xe nhà mà  đi xe Honda ôm thì tốn tiền quá, còn đi xe buýt thì bất tiện, vì từ trong kênh ra đến đường lộ, đi bộ khoảng hơn cây số mới bắt được xe ôm để đi”. Thực tế, tuyến kênh này không có tuyến đường đò chạy, đa số bà con ở đây nhà nào cũng có chiếc ghe, xuồng là phương tiện để đi lại, thậm chí từ nhà người này qua nhà người hàng xóm cũng phải bơi xuồng để đi. Còn ông Nguyễn Văn Xinh, ở ấp Tân Phú, bày tỏ: “Ấp tôi ở đây có một đoạn đường vài cây số là có thể xe chạy được rồi. Nhưng nói đến lộ giao thông nông thôn thì xem như bế tắc mấy chục năm nay. Ở đây người lớn tuổi đau yếu, bệnh hoạn rất khó khăn cho việc đi lại để điều trị”. Tương tự, chị Nguyễn Thị Ngọc Lệ, ở ấp Tân Phú, hàng ngày chị phải đưa con đi học với quãng đường đi và về khoảng 6km. Chị Lệ tâm sự: “Hàng ngày tôi đưa con đi học bằng xuồng một đoạn rồi dẫn con lội bộ đến trường, tôi phải ở trường đợi hết giờ học để rước con về, chứ không có đường đi làm sao dám bỏ mấy đứa nhỏ được. Có hôm trời mưa bị chìm xuồng, quần áo, tập vở lấm lem. Thành thử ra con đi học thì mẹ cũng phải đi theo, như vậy có làm ăn gì được đâu, nếu không cho con đi học để dốt sao?”.

Giao thông ách tắc làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Không có lộ giao thông nông thôn, việc mua bán trao đổi hàng hóa giữa các vùng nông thôn với các chợ trung tâm gặp rất nhiều trở ngại. Thương lái khó tiếp cận sản phẩm do nông dân sản xuất. Ngược lại, nông dân cũng gặp khó trong vận chuyển hàng hóa ra chợ đầu mối. Ông Lê Văn Hà, ở ấp Tân Long A, nói: “Người dân ở đây đi mua bán cũng gặp khó khăn. Vợ tôi đi ra chợ bán hàng ngày, mặc dù chỉ vài cây số, nếu có đường xe đi chỉ vài ba phút, còn bơi xuồng đi mất khoảng nửa tiếng, nhưng bà con ở đây đi xuồng là chủ yếu, vì không có đường giao thông bộ”.

Được biết, địa bàn xã Tân Bình có khoảng 30 tuyến kênh. Vừa qua xã được rót kinh phí xây dựng tuyến kênh ở ấp đặc biệt khó khăn được khoảng 7km thuộc ấp Tân Quới và ấp Tân Phú A. Hiện nay, trên địa bàn xã còn khoảng 13 tuyến kênh chưa có đường lộ, có tuyến hàng trăm hộ dân, có tuyến vài chục hộ sinh sống. Chính vì vậy, hiện nay xã này chưa đạt được xã nông thôn mới. Ông Nguyễn Ngọc Tùng, Chủ tịch UBND xã Tân Bình, chia sẻ: “Tôi ghi nhận ý kiến của bà con về việc đi lại khó khăn. Tuy nhiên, do đặc thù địa bàn của xã có nhiều tuyến kênh, nhưng vấn đề đầu tư xây dựng các công trình giao thông nông thôn luôn gặp khó khăn về vốn. Xã đã có kế hoạch để làm lộ hết các tuyến kênh mà người dân đang ở”. Ông Nguyễn Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Huyện sẽ cử cán bộ phối hợp với chính quyền địa phương đến tuyến kênh này khảo sát cụ thể để có cơ sở xem xét cho bà con. Tuy nhiên, nếu trường hợp đặc biệt bức xúc, khi có kinh phí huyện sẽ ưu tiên làm lộ giao thông nông thôn sớm cho bà con”.

Mong mỏi của bà con nơi đây muốn thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm để có đường lộ giao thông nông thôn. Vì dân cũng thấy được lợi ích của các công trình trong việc phục vụ nhu cầu đi lại, học hành, chữa bệnh, phát triển kinh tế… Do đó, sự mong mỏi của bà con là chính đáng, mong rằng chính quyền địa phương quan tâm.

Bài, ảnh: PHI YẾN

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap