【lich đá banh】DN thủy sản sẵn sàng hợp tác với các đoàn kiểm tra quốc tế
Kiểm tra khắc phục thẻ vàng
Trong tháng 5/2018,ủysảnsẵnsànghợptácvớicácđoànkiểmtraquốctếlich đá banh một số đoàn công tác của Liên minh châu Âu (EU) sẽ sang Việt Nam để làm việc về nhiều vấn đề liên quan đến công tác đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại giữa hai bên. Trong đó có đoàn công tác của Tổng vụ các vấn đề biển và thủy sản (DG-MARE) của Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến sẽ sang làm việc với các cơ quan liên quan của Việt Nam về vấn đề IUU (các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (illegal, unreported and unregulated fishing- IUU)).
Đoàn công tác của DG-MARE sẽ chia thành 2 nhóm: Một đoàn kỹ thuật (dự kiến sang Việt Nam từ ngày 14-15/5) và một đoàn cấp cao do lãnh đạo DG-MARE (dự kiến từ ngày 24 hoặc 25/5). Đoàn công tác kỹ thuật của DG-MARE sẽ làm việc với Tổng cục Thủy sản và các cơ quan liên quan, sau đó sẽ tiến hành đi thực địa tại một số tỉnh để kiểm tra thực chất về tình hình triển khai chống khai thác IUU. Trên cơ sở các hồ sơ của Việt Nam cũng như kết quả kiểm tra tại các địa phương, đoàn công tác kỹ thuật của DG-MARE sau đó sẽ có báo cáo về tình hình triển khai chống khai thác IUU của Việt Nam để gửi cho lãnh đạo DG-MARE cũng như các cơ quan liên quan của EU. Ngoài các hồ sơ liên quan tới triển khai chống đánh bắt IUU mà Việt Nam đã triển khai thời gian qua, DG-MARE còn đề nghị phía Việt Nam gửi các dự thảo nghị định thi hành Luật Thủy sản để nghiên cứu về các hành lang pháp lý trong thực thi IUU mà Việt Nam sẽ triển khai trong thời gian tới.
Vì vậy, báo cáo đánh giá của DG-MARE sau chuyến làm việc tại Việt Nam vào tháng 5 tới sẽ là cơ sở vô cùng quan trọng để EU cân nhắc đưa ra quyết định tiếp theo cho thủy sản Việt Nam rút “thẻ vàng”, giữ “thẻ vàng” hoặc thậm chí nâng lên thành “thẻ đỏ”. Ngay sau khi kết thúc chuyến làm việc của DG-MARE, dự kiến sau tháng 6/2018, Chủ tịch Ủy ban Nghề cá của Nghị viện châu Âu cũng sẽ có chuyến làm việc để kiểm tra, đánh giá về thực thi chống khai thác IUU của Việt Nam. Đây sẽ là chuyến làm việc có tính chất rất quan trọng để EU đưa ra quyết định có gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam hay không.
Nhiều đoàn kiểm tra cơ sở sản xuất thủy sản
Bên cạnh thực hiện các quy định khắc phục thẻ vàng, các DN thủy sản cũng đã chuẩn bị cho việc kiểm tra cơ sở sản xuất theo yêu cầu của một số nước. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 6/2018, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc sẽ sang Việt Nam đánh giá hoạt động kiểm soát hóa chất, kháng sinh của Việt Nam trong chế biến, XK tôm sau khi cơ quan này cảnh báo chất nitrofuran trong các lô hàng tôm của Việt Nam XK vào thị trường Hàn Quốc.
Trước đó, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) đã gửi liên tiếp 2 công thư trong tháng 4/2018 thông báo đã phát hiện liên tiếp dư lượng Nitrofurans trong các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam mặc dù đã áp dụng chế độ kiểm tra 100% từ năm 2017. Do vậy, phía Hàn Quốc cho biết sẽ cử đoàn công tác sang đánh giá hoạt động kiểm soát hóa chất, kháng sinh của Việt Nam trong chế biến, XK tôm vào Hàn Quốc ngay trong tháng 6/2018.
Để kiểm soát được mối nguy hóa chất, kháng sinh trong thủy sản và chuẩn bị đón tiếp đoàn công tác của Hàn Quốc, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã yêu cầu các cơ sở chế biến, xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc cần thực thi ngay một số nội dung cấp bách. Theo đó, đối với 7 DN có các lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo khẩn trương điều tra nguyên nhân, thực hiện hành động khắc phục phù hợp và lập báo cáo giải trình gửi về Cục theo đúng thời hạn. Đối với các cơ sở khác, khẩn trương tổ chức rà soát chương trình quản lý chất lượng để nhận diện và kiểm soát đầy đủ, hiệu quả mối nguy hóa chất kháng sinh. Trường hợp DN phát hiện vi phạm trong việc sử dụng hóa chất kháng sinh tại hộ nuôi, mẫu thẩm tra có kết quả vi phạm thông báo ngay tới cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản và cơ quan thú y tại địa phương để có biện pháp xử lý phù hợp theo quy định. Các đơn vị chủ động xem xét tăng tần suất lấy mẫu thẩm tra hóa chất kháng sinh cấm, đặc biệt là chất Nitrofurans đối với các lô hàng trước khi xuất khẩu, nhất là xuất khẩu vào Hàn Quốc để giảm thiểu rủi ro.
Bên cạnh đó, trong tháng 5 này, một phái đoàn Hoa Kỳ thực hiện kiểm tra quá trình sản xuất cá tra của Việt Nam. Theo đó, Cơ quan Kiểm tra An toàn Thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ tiến hành kiểm tra thực địa theo chương trình kiểm soát cá da trơn của Hoa Kỳ đối với sản xuất cá tra của Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam có 57 cơ sở được phép xuất khẩu cá da trơn sang Mỹ. Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản đã đề xuất các DN sản xuất và xuất khẩu cá tra, một loại cá Siluriformes sang Hoa Kỳ thực hiện các quy định do bộ soạn thảo theo quy định của Hoa Kỳ về chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các DN đã báo cáo với bộ về những khó khăn gặp phải trong quá trình xuất khẩu cá da trơn sang Hoa Kỳ để có các giải pháp kịp thời.
Trước đó, từ ngày 1/9/2017, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã bị kiểm soát chặt ở mọi giai đoạn - từ chăn nuôi, thu hoạch và vận chuyển đến nhà máy chế biến để chế biến và xuất khẩu. Sản phẩm phải đáp ứng 85 yêu cầu về thuốc thú y, 106 yêu cầu về thuốc trừ sâu, 4 yêu cầu về thuốc nhuộm, 17 yêu cầu về kim loại và 8 yêu cầu đối với vi sinh vật và hóa chất dựa trên các thông số do Mỹ đưa ra.