您现在的位置是:88Point > Nhà cái uy tín

【soi kèo jubilo iwata】Chủ động ứng phó phòng vệ thương mại, thúc đẩy xuất khẩu

88Point2025-01-11 00:16:25【Nhà cái uy tín】0人已围观

简介Sáng qua (16-9), tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng soi kèo jubilo iwata

Sáng qua (16-9),ủđộngứngphóphòngvệthươngmạithúcđẩyxuấtkhẩsoi kèo jubilo iwata tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương và ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương đồng chủ trì hội thảo “Thúc đẩy tiềm năng xuất khẩu và nâng cao năng lực ứng phó phòng vệ thương mại (PVTM) tại thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương”. Tham dự hội thảo có 200 đại biểu gồm lãnh đạo Sở Công thương các tỉnh, thành phố, hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp (DN) sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại…

Phát triển thị trường, an toàn phòng vệ

Phát biểu tại hội thảo, bà Phan Thị Thắng, Thứ trưởng Bộ Công thương, khẳng định việc đẩy mạnh mở rộng xuất khẩu tại châu Á, châu Phi và châu Đại Dương không chỉ là một cơ hội lớn mà còn là thách thức đối với nền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường này có nhiều khởi sắc và dư địa mở rộng thị trường còn rất lớn, song cũng có những thách thức chờ đón DN. Thông qua hội thảo lần này, nhằm hiểu rõ và chia sẻ nhiều hơn trách nhiệm trong việc hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của các biện pháp PVTM, biện pháp hạn chế nhập khẩu với hàng hóa của Việt Nam...

Cùng với các bộ, ngành liên quan, Bình Dương luôn đồng hành, hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp trước các vụ kiện phòng vệ thương mại tại thị trường nước ngoài. Trong ảnh: Hàng hóa xuất nhập khẩu tập kết tại Cảng tổng hợp Bình Dương. Ảnh: NGỌC THANH

“Một trong những thách thức lớn nhất là quan điểm bảo hộ, tạo ra các rào cản của các nước, vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bên cạnh mặt tích cực của tự do hóa thương mại và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vẫn tồn tại các hoạt động đơn phương, trừng phạt, đối trọng, tạo sự kiềm chế… trong chính trị, kinh tế thương mại và các hoạt động này có xu hướng ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh việc các nước tận dụng tinh thần tốt đẹp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) để tạo ra cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong nước, thì hiện nay đã có xu hướng chuyển sang bảo hộ và hạn chế nhập khẩu từ nước ngoài, thậm chí là bảo hộ quá mức cần thiết. Trong số các biện pháp bảo hộ đó, PVTM nổi lên là một trong các công cụ hợp pháp, hữu hiệu và được nhiều thành viên WTO sử dụng”, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết.

Ông Đỗ Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi giải đáp ý kiến của doanh nghiệp về các cơ hội và điểm mấu chốt của thị trường xuất khẩu tại hội thảo

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực châu Á, châu Phi đạt khoảng 250 tỷ đô la Mỹ, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm gần 67% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Ông Mai Hùng Dũng đánh giá hội thảo là sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện rất tốt từ Bộ Công thương, là cơ hội để cùng cập nhật thông tin, trao đổi kinh nghiệm về tình hình thị trường, cơ hội và thách thức xuất khẩu cũng như các biện pháp PVTM. Đây là dịp để các cơ quan quản lý, các hiệp hội và DN cùng nhau học hỏi, chia sẻ nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Dưới góc nhìn chuyên môn, ông Đỗ Quốc Hưng, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), cho biết trong các thị trường xuất khẩu, khu vực châu Á - châu Phi và châu Đại Dương luôn là thị trường quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh sự nỗ lực của DN, để nắm bắt cơ hội đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước của thị trường khu vực châu Á - châu Phi và châu Đại Dương, cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội ngành hàng và DN Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong các hoạt động trao đổi đoàn xúc tiến thương mại, đoàn DN giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. Cùng với đó là tăng cường các hoạt động hợp tác kết nối giao thông, vận tải biển, logistics, ngân hàng, tài chính, chuyển đổi số…; khuyến khích, hỗ trợ DN phát triển thương hiệu, đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu tại địa bàn sở tại để tăng cường sự nhận diện và bảo vệ cho hàng hóa Việt Nam.

Theo Bộ Công thương, đến nay có tới 14/24 nước thuộc nhóm thị trường châu Á, châu Phi và châu Đại Dương đã điều tra 138/256 vụ việc PVTM khác nhau đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Các nước điều tra nhiều nhất là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, Indonesia, Philiphines… Riêng trong ASEAN, 4 nước Malaysia, Indonesia, Philiphines và Thái Lan đã điều tra tới 48 vụ việc PVTM với hàng hóa của Việt Nam. Còn tại châu Đại Dương, Australia cũng đã điều tra 18 vụ việc với Việt Nam. Đây là vấn đề lớn mà DN cần nắm vững quy định tại các thị trường xuất khẩu.

Thời gian qua, ngành gỗ của Bình Dương nhận được sự hỗ trợ tích cực từ cơ quan chức năng trong các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài. Trong ảnh: Hoạt động sản xuất tại Công ty Cổ phần chế biến gỗ Thuận An

Bình Dương không chủ quan

Thời gian qua, tỉnh Bình Dương đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tận tình từ các đơn vị thuộc Bộ Công thương trong các vụ việc PVTM. Cụ thể như vụ việc Australia điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp với ống thép, thép mạ nhôm kẽm (năm 2020); Hoa Kỳ điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với gỗ dán (năm 2020); Hoa Kỳ điều tra phạm vi sản phẩm, điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp với tủ gỗ (năm 2022); Hoa Kỳ điều tra chống trợ cấp với đĩa giấy (năm 2024); Canada điều tra, rà soát thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm (năm 2024)…

Phát biểu tại hội thảo, ông Mai Hùng Dũng nhấn mạnh Bình Dương không chủ quan. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng phức tạp, các biện pháp PVTM ngày càng được sử dụng nhiều hơn đặt ra những thách thức không nhỏ cho các DN xuất khẩu, trong đó có Bình Dương - địa phương có nhiều khu công nghiệp và DN sản xuất, xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. Bình Dương đã và đang triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp hỗ trợ DN ứng phó với PVTM.

“Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ DN trong các vụ việc điều tra PVTM của nước ngoài, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, đào tạo, nâng cao năng lực PVTM cho các ngành sản xuất, hỗ trợ cộng đồng DN và các cơ quan quản lý”, ông Mai Hùng Dũng nói.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công thương kiến nghị các đơn vị của Bộ Công thương tiếp tục phối hợp sát sao để hỗ trợ các DN sản xuất, xuất khẩu của tỉnh Bình Dương nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm đối với các mặt hàng thế mạnh của tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi xúc tiến thương mại ra nhiều thị trường mới để giúp đa dạng hóa thị trường, đặc biệt là các thị trường có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế tại một số nước châu Á, châu Phi, châu Đại Dương. Cục PVTM tiếp tục phối hợp với Sở Công thương làm cầu nối giữa Bộ Công thương và UBND tỉnh trong lĩnh vực PVTM; thường xuyên phối hợp với Sở Công thương để hỗ trợ các DN sản xuất, xuất khẩu tỉnh Bình Dương khi phải đối mặt với các vụ kiện PVTM của nước ngoài…

TIỂU MY

很赞哦!(1419)