Sử dụng nhiên liệu sinh học: Giá trị về kinh tế và hữu ích với môi trường,ấygìtừviệcBrazilthúcđẩymởrộngsửdụngnhiênliệusinhhọsoi kèo bali sức khỏe Bộ Công Thương chủ động, tích cực trong phát triển nhiên liệu sinh học |
Giai đoạn gần đây, nhiều quốc gia đã đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sinh học. Vậy điều này có ảnh hưởng thế nào tới ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi của Việt Nam trong bối cảnh khô đậu tương vốn là nguyên liệu đầu vào quan trọng?
Diễn biến giá khô đậu tương và dầu đậu tương từ đầu năm 2023 tới nay |
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) thông tin, giá khô đậu tương và giá dầu đậu tương niêm yết trên Sở Giao dịch Hàng hóa Chicago biến động mạnh trong năm 2023. Đáng chú ý, tại một số thời điểm, giá hai mặt hàng này có diễn biến ngược chiều nhau.
Ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam cho biết: “Dầu đậu tương và khô đậu tương là hai thành phẩm của quá trình ép đậu tương. Ở một số thời điểm, nhu cầu lớn đẩy giá dầu đậu tương tăng cao, hoạt động ép đậu tương theo đó cũng được thúc đẩy. Điều này dẫn đến việc sản lượng khô đậu tương cũng tăng theo và vô hình trung gây áp lực lên giá. Tương tự, khi nhu cầu và giá khô đậu tương tăng cao thì giá dầu đậu tương lại có xu hướng giảm.”
Ông Phạm Quang Anh - Giám đốc Trung tâm Tin tức Hàng hóa Việt Nam |
Đối với dầu đậu tương, bên cạnh công dụng là một loại dầu ăn, đây còn là nguyên liệu quan trọng để sản xuất dầu diesel sinh học. Hiện đã có nhiều quốc gia trên thế giới quy định phải pha trộn một tỷ lệ dầu diesel sinh học bắt buộc trong hỗn hợp nhiên liệu, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cũng như giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, khô đậu tương là loại nguyên liệu giàu protein, được sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN).
Ngành ép dầu Brazil thúc đẩy sử dụng dầu diesel sinh học
Đáng chú ý, một cường quốc xuất khẩu đậu tương và các thành phẩm trên thế giới là Brazil cũng đang tích cực vận động hành lang để đẩy mạnh việc sử dụng nhiên liệu sinh học, trong đó có dầu diesel sinh học làm từ đậu tương.
Vào đầu tháng 12, Hiệp hội các nhà sản xuất nhiên liệu sinh học Brazil (APROBIO) cho rằng Hội đồng Chính sách Năng lượng Quốc gia (CNPE) sẽ quyết định tăng tỷ lệ pha trộn dầu diesel sinh học bắt buộc trong hỗn hợp nhiên liệu lên 15% (B15) vào năm 2024, từ mức 12% (B12) hiện hành. APROBIO cho biết thêm, CNPE cũng đang thảo luận về mức pha trộn nhiên liệu sinh học bắt buộc lớn hơn.
Theo lộ trình chính thức trước đó của CNPE, chương trình B15 sẽ chỉ được áp dụng từ năm 2026, trong khi B13 bắt đầu có hiệu lực từ tháng 4/2024.
Phần lớn nhu cầu diesel nội địa của Brazil vẫn được đáp ứng bằng con đường nhập khẩu. Việc Nga - nhà cung cấp dầu diesel lớn nhất của Brazil tạm thời cấm xuất khẩu dầu diesel vào cuối tháng 9 vừa qua đã gây ra nhiều khó khăn cho ngành năng lượng của quốc gia Nam Mỹ này.
Do đó, Brazil đang phải tích cực sử dụng nhiên liệu sinh học, đặc biệt là dầu diesel sinh học. Một mặt, điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung nhập khẩu, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Mặt khác, ngành công nghiệp chế biến đậu tương ở Brazil cũng sẽ được hưởng lợi khi dầu đậu tương chiếm 70% trong thành phần sản xuất dầu diesel sinh học của nước này.
Yếu tố giúp Brazil đẩy mạnh việc tiêu thụ nhiên liệu sinh học
Việc đẩy mạnh ngay lập tức sản xuất cũng như tiêu thụ dầu diesel sinh học không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Tuy vậy, Brazil có đầy đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu nhiên liệu sinh học ngày càng gia tăng của mình.
Năng lực sản xuất dầu diesel sinh học của Brazil rất dồi dào và có xu hướng gia tăng. APROBIO cho biết Brazil đã cấp phép cho 61 nhà máy diesel sinh học với tổng công suất là 14,3 tỷ lít/năm. Tuy nhiên, sản lượng diesel sinh học năm 2023 của nước này dự kiến chỉ đạt 50% tổng công suất, ở mức 7,3 tỷ lít.
Theo APROBIO, hiện có thêm 8 nhà máy diesel sinh học đang được xây dựng với công suất 0,91 tỷ lít/năm. Ngoài ra, 13 nhà máy khác đang có kế hoạch nâng cấp và sẽ sản xuất thêm 0,85 tỷ lít/năm.
Năng lực sản xuất dầu diesel sinh học của Brazil tăng cao đòi hỏi nguồn cung dầu đậu tương cũng phải được cải thiện. Điều đó khiến nhu cầu mở rộng ngành công nghiệp ép dầu đậu tương ở quốc gia này ngày càng trở nên cấp thiết.
Để có thể mở rộng ngành công nghiệp ép dầu đậu tương, cần đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào là đậu tương. Ở quốc gia xuất khẩu hạt có dầu lớn nhất thế giới, đây không phải vấn đề lớn. Với việc liên tục đẩy mạnh canh tác, sản lượng đậu tương của Brazil có sự cải thiện đáng kể qua từng năm.
Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, sản lượng đậu tương năm 2023 của Brazil đã đạt mức kỷ lục hơn 150 triệu tấn. Vụ thu hoạch đậu tương năm 2024, tuy đối mặt với một số khó khăn trong giai đoạn canh tác ban đầu, nhưng sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục phá mức kỷ lục của năm trước. Điều này giúp Brazil có thể duy trì vị thế đứng đầu trên thị trường xuất khẩu đậu tương toàn cầu, đồng thời đảm bảo được nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất các thành phẩm đem lại giá trị cao hơn.
Sản lượng đậu tương và ép dầu đậu tương của Brazil giai đoạn 2012-2023 |
Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ được gì từ điều này?
Như đã đề cập ở trên, một sản phẩm khác của quá trình ép dầu đậu tương là khô đậu tương. Đây là loại nguyên liệu quan trọng trong hoạt động sản xuất TĂCN ở Việt Nam. Ở nước ta hiện đã có một số nhà máy ép dầu đậu tương lớn, cung cấp phần lớn nhu cầu khô đậu cho ngành TĂCN. Tuy nhiên, các nhà máy vẫn phải nhập khẩu phần lớn đậu tương cho hoạt động ép dầu. Trong bối cảnh giá đậu tương quốc tế đang ở mức cao như hiện nay, nhiều doanh nghiệp TĂCN Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi phí sản xuất trong bối cảnh chi phí nguyên liệu tăng cao.
Nhưng có một tin vui cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu nông sản Việt Nam, mới đây, Hiệp hội Công nghiệp Dầu thực vật Brazil dự báo sản lượng khô đậu tương năm 2024 của nước xuất khẩu khô đậu lớn trên thế giới - Brazil sẽ đạt mức kỷ lục 41,7 triệu tấn. Điều này có thể khiến giá mặt hàng này hạ nhiệt trong năm tới.
Nhập khẩu đậu tương của Việt Nam giai đoạn 2017-2022 |
“Nhu cầu nhiên liệu sinh học ngày một tăng và ngành công nghiệp ép dầu đậu tương của Brazil sẽ tiếp tục được mở rộng trong thời gian tới. Theo đó, sản lượng khô đậu tương của nước này sẽ tăng cao và giá mặt hàng này có thể sẽ hạ thấp hơn. Theo tôi, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để nhập khô đậu trực tiếp từ Brazil, đồng thời giảm bớt được chi phí sản xuất”, ông Quang Anh đánh giá.