【nhan dinh southampton】EVFTA – Cơ hội và thách thức với Việt Nam
EVFTA – Cơ hội và thách thức với Việt Nam
(Doanhnhan.vn) - Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất với 99,–CơhộivàtháchthứcvớiViệnhan dinh southampton2% số dòng thuế sẽ được Liên minh châu Âu xóa bỏ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.
Ngày 8/6, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) với số phiếu tuyệt đối (457/457). Trong thời gian tới, EVFTA sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức.
Đây là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, toàn diện, có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất với 99,2% số dòng thuế sẽ được Liên minh châu Âu (EU) xóa bỏ cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Hiệp định này càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh hiện nay khi EU là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU đạt trên 56,45 tỷ USD, tăng 1,11% so với cùng kỷ năm 2018, trong đó xuất khẩu đạt trên 41,54 tỉ USD, giảm 0,81% và nhập khẩu đạt 14,9 tỉ USD, tăng 6,84%.
Hiệp định EVFTA bao gồm 17 chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ. Bên cạnh 4 lĩnh vực cơ bản của Hiệp định là thương mại hàng hoá; thương mại dịch vụ; đầu tư và sở hữu trí tuệ, EVFTA còn thêm 9 lĩnh vực khác như: quy tắc xuất xứ; cạnh tranh, phát triển bền vững; pháp lý thể chế, rào cản kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật; các vấn đề về phòng vệ thương mại...
Về Thương mại hàng hóa: EU cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi EVFTA có hiệu lực đối với hàng hóa của Việt Nam thuộc 85,6% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% số dòng thuế trong biểu thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại (bao gồm: một số sản phẩm gạo, ngô ngọt, tỏi, nấm, đường và các sản phẩm chứa hàm lượng đường cao... EU cam kết mở cửa cho Việt Nam theo hạn ngạch thuế quan (TRQs) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%. Về thuế xuất khẩu của Việt Nam, Việt Nam cam kết xoá bỏ hầu hết (97%) các loại thuế xuất khẩu đối với hàng hoá xuất sang EU.
Về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, hai bên thoả thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định TBT trong WTO. Đối với các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) Việt Nam và EU đã đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương mại đối với các sản phẩm động vật, thực vật.
Vềquy tắc xuất xứ, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một bên (Việt Nam hoặc EU) nếu đáp ứng được một trong các yêu cầu mà hai bên đã thống nhất: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất khẩu; Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của bên xuất khẩu nhưng đáp ứng được các yêu cầu như hàm lượng giá trị nội địa không dưới 40%…
Về Thương mại dịch vụ và đầu tư: Cam kết của Việt Nam và EU trong EVFTA về thương mại dịch vụ đầu tư hướng tới tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp 2 bên. Trong đó, cam kết của EU cho Việt Nam cao hơn cam kết của EU trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và tương đương với mức cao nhất trong các FTA gần đây của EU. Cam kết của Việt Nam cho EU cao hơn cam kết của Việt Nam trong WTO và ít nhất là ngang bằng với mức mở cửa cao nhất mà Việt Nam thực hiện với các đối tác khác trong các đàm phán FTA hiện tại.
Ngoài ra Hiệp định cũng đề cập đến một số vấn đề về Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ, Thương mại và Phát triển bền vững (bao gồm cả môi trường, lao động), Các vấn đề pháp lý - thể chế, Hợp tác và xây dựng năng lực.
Cơ hội nào cho Việt Nam
Khi đi vào thực thi Hiệp định sẽ mở ra cơ hội mới cho hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang EU, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cải cách thể chế theo hướng tích cực, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ tri thức, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm nhiều việc làm trong nước…
Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, toàn bộ sản phẩm xuất khẩu chính, mũi nhọn của VN là nông sản như: gạo, cà phê, mật ong, chăn nuôi, hoa quả, thủy sản... đều hưởng ưu đãi từ năm đầu. Cụ thể, khoảng 50% số dòng thuế ngành thủy sản sẽ được xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực, giảm từ 6%-22% hiện nay về 0%. Đối với các sản phẩm khác, thuế sẽ được giảm dần theo lộ trình về 0%....Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện EU đang là thị trường xuất khẩu thủy sản đứng thứ hai của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 17% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Các sản phẩm rau củ quả tươi và chế biến, nước trái cây; cà phê, tiêu, điều, mật ong tự nhiên… cũng được xóa bỏ thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực. EU cũng dành tổng lượng hạn ngạch gạo khoảng 80.000 tấn/năm đối với gạo xay xát, gạo chưa xay xát và gạo thơm với mức thuế 0%...
Đâu là thách thức
Thị trường châu Âu là một thị trường có yêu cầu rất cao về chất lượng, cũng như nguồn gốc xuất xứ đối với hàng nông sản. Theo đó, các biện pháp về kiểm soát vệ sinh và kiểm dịch, hay quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu rất chặt chẽ. Khi xuất khẩu nhóm hàng này, ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu nói trên, Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các quy định khác về sở hữu trí tuệ, lao động, minh bạch hóa thông tin...Do vậy, bên cạnh những cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, hàng nông sản của Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ thực thi Hiệp đinh EVFTA.
Trước hết là vấn đề Hàng rào kỹ thuật trong thương mại và Quy tắc xuất xứ hàng hóa. Do phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế, nên EU sẽ rất chú trọng tới các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và Quy tắc xuất xứ hàng hóa (C/O). Hiện nay việc đáp ứng các quy tắc xuất xứcũng như các quy định về kiểm dịch động thực vật (SPS) là vấn đề đáng quan ngại nhất đối với sản phẩm nông sản và các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực này. Để được hưởng mức ưu đãi theo Hiệp định, hàng xuất khẩu sang EU cần thoả mãn quy tắc xuất xứ. Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) chứ không phải là mức thuế suất 0% như trong EVFTA. Các quy định về truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu hàng hóa ngày càng chặt chẽ và khắt khe hơn, nguy cơ hàng Việt bị "mượn danh" xuất sang EU cũng từng được các chuyên gia kinh tế cảnh báo. Điều này gây ra nhiều hệ lụy khiến hàng hóa Việt Nam xuất vào EU có thể bị áp các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá hoặc chống lẩn tránh thuế.
Về vấn đề kiểm dịch động thực vật SPS để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho thị trường EU hiện nay đáng quan tâm nhất là mặt hàng nông sản. Dù trước mắt EVFTA có ưu đãi với những quy định SPS linh hoạt nhưng đa số ngành hàng nông sản của nước ta như chè, rau quả...vẫn nhỏ lẻ, tự phát, trong khi ở một số nơi, nông dân chưa được hướng dẫn về sản xuất sạch, an toàn, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng, xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu cho nông sản. Như vậy một số mặt hàng nông sản và các sản phẩm thủy sản của Việt Nam sẽ đứng trước đòi hỏi rất cao từ phía khách hàng như: Cam kết về chất lượng, mẫu mã, giá cả, tính chuyên nghiệp... hoặc việc tăng chi phí. Mặt khác, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý về khả năng EU có thể sẽ tăng hàng rào phi thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu, trong đó, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng sẽ ngặt nghèo hơn nữa. Bên cạnh đó, EU rất coi trọng trách nhiệm xã hội, minh bạch hóa thông tin về lao động, môi trường sản xuất, chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không khai báo và không đăng ký đối với hàng thủy sản.
Ngoài ra một số vấn đề khác như sở hữu trí tuê, lao động, bảo vệ môi trường cũng là những thách thức đối với doanh nghiệp.
Vềsở hữu trí tuệ, trong khi Việt Nam còn chưa thực sự nghiêm túc với vấn đề sở hữu trí tuệ, thì đây lại là yêu cầu đặt lên hàng đầu từ phía EU. Thậm chí, đòi hỏi về bảo hộ sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư EU còn cao hơn đòi hỏi về quyền sở hữu trí tuệ trong WTO. Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới những quy tắc về sở hữu trí tuệ trong EVFTA để có thể khai thác được lợi ích từ hiệp định này.
Về sử dụng lao động: Dù có nhiều nỗ lực nhưng tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn tồn tại vướng mắc khi áp dụng các tiêu chuẩn lao động. Những vướng mắc phổ biến liên quan đến việc người lao động làm thêm quá số giờ quy định; quy định về nghỉ tuần, nghỉ lễ; môi trường làm việc, vệ sinh an toàn lao động; quyền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, quyền được hỗ trợ của lao động nữ nơi làm việc và nuôi con nhỏ... Nếu không giải quyết, vấn đề này, có thể là một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Về bảo vệ môi trường, Việt Nam vẫn chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh của các Hiệp định đa phương về môi trường và Hiệp định EVFTA hiện nay. Theo đó những vấn đề sau liên quan đến bảo vệ môi trường mà Việt Nam cần tuân thủ khi xuất khẩu hàng hóa sang EU, như: đa dạng sinh học và sinh vật ngoại lai, biến đổi khí hậu, bảo vệ tầng ô zôn, đánh bắt hải sản, hàng hóa và dịch vụ môi trường, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, cơ chế tự nguyện bảo vệ môi trường, gắn Nhãn sinh thái lên hàng hóa xuất khẩu… .
Một số giải pháp
Thứ nhất, tôi cho rằng Việt Nam cần sớm hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến các vấn đề mà Việt Nam còn nhiều khó khăn vướng mắc khi thực thi Hiệp định EVFTA như: hàng rào kỹ thuật trong thương mại, quy tắc xuất xứ, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để đảm bảo sự tương thích và phù hợp với chuẩn mực quốc tế nói chung cũng như phù hợp với quy định của EVFTA nói riêng. Đồng thời, cần quy định các chế tài đủ mạnh, mang tính răn đe cao đối với các hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường...
Thứ hai, Việt Nam phải có kế hoạch đầu tư dài hạn, chú trọng tổ chức lại sản xuất, nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất sạch như VietGAP, GlobalGAP. Các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất hàng nông sản nên lưu ý trên toàn bộ chuỗi giá trị, các khâu sản xuất phải được phòng vệ rủi ro; truy xuất nguồn gốc, tem nhãn của sản phẩm... phải công khai, minh bạch, tạo đà cho xuất khẩu nông sản sang EU tăng trưởng bền vững.
Thứ ba,tăng cường đầu tư công nghệ nhằm nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật khác; đầu tư công nghệ xử lý chất thải, khí thải, đảm bảo các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường theo cam kết trong EVFTA; Phát triển mạnh hình thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm hướng hợp tác với các nhà đầu tư của các nước thành viên EU để thu hút mạnh mẽ đầu tư trực tiếp vào VN, nhằm tận dụng hiệu quả nguồn vốn và việc chuyển giao công nghệ từ các nhà đầu tư.
Trước mắt cần liên kết với các tập đoàn siêu thị lớn của châu Âu đang đầu tư ở Việt Nam để xuất khẩu các sản phẩm nông sản thực phẩm bán tại các chuỗi siêu thị ở nước ngoài để người tiêu dùng châu Âu quen dần với hàng của Việt Nam. Vấn đề này doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiện thành công với Metro, BigC trước đây và với Aeon hiện nay. Đây cũng chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng trong khu vực và toàn cầu.
Thứ tư,đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng về các vấn đề môi trường, lao động và sở hữu trí tuệ; tăng cường giáo dục ý thức của doanh nghiệp về tầm quan trọng của việc chuyển sang sử dụng công nghệ sạch, đầu tư công nghệ xử lý môi trường và ý thức trong việc sử dụng đúng tiêu chuẩn các dư lượng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Ngoài các giải pháp mang tính vĩ mô kể trên, một số giải pháp cụ thể cũng cần triển khai đồng bộ như: (i) Đẩy nhanh việc xây dựng và tạo lập một nền nông nghiệp Hữu cơ với các sản phẩm hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tương thích với tiêu chuẩn của EU; (ii) Các cơ quan chức năng của các Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học & Công nghệ và các doanh nghiệp chuyên kinh doanh hàng nông sản cần có kế hoạch cụ thể trong việc tư vấn cho người nông dân về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chế biến bảo quản, đóng gói...các sản phẩm nông sản và ký các Hợp đồng đảm bảo đầu ra cho người nông dân; (iii) Chính phủ cần hỗ trợ xây dựng nhà máy chiếu xạ tại miền Bắc đối với mặt hàng như quả Vải xuất sang thị trường Mỹ; (iv) Hỗ trợ về chi phí vận chuyển bằng máy bay để các doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu qua đường hàng không, thay vì chỉ xuất khẩu qua đường biển, giảm bớt thời gian và thu lại hiệu quả nhiều hơn cho các doanh nghiệp cũng như người nông dân.