88Point

Bà Đỗ Thị Loan đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: N.Hiền Cần cơ chế vượt trộiPhát biểu tại hội thảo kqbd nhat ban

【kqbd nhat ban】Cần cơ chế vượt trội cho TP.HCM vươn lên

can co che vuot troi cho tphcm vuon len

Bà Đỗ Thị Loan đóng góp ý kiến tại hội thảo. Ảnh: N.Hiền

Cần cơ chế vượt trội

Phát biểu tại hội thảo,ầncơchếvượttrộichoTPHCMvươnlêkqbd nhat ban PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rang: những bước tiến mà TP.HCM đạt được thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc đua tranh phát triển với các thành phố vốn có vị thế và chức năng tương tự trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, nhiều thành phố như Thâm Quyến, Phố Đông (Trung Quốc), Singapore, hay xa hơn là Seoul (Hàn Quốc), Dubai … vốn có cùng trình độ xuất phát, thậm chí còn đi sau TP.HCM nhưng nay đều đã có sự bứt phá và vượt xa TP.HCM.

Ông Thiên chỉ ra rằng, các thành phố kể trên đều có điểm chung là không có lợi thế hay tài nguyên gì đặc biệt. Tuy nhiên, họ đều có khát vọng hiện đại hóa mạnh mẽ và có thể chế vượt trội, tạo thành thông lệ tốt của thế giới. Điển hình như Dubai với địa hình sa mạc khắc nghiệt cùng với văn hóa đạo hồi khép kín, nhưng thành phố này vẫn vượt lên rất nhanh. Từ đó, ông Thiên đặt câu hỏi: “Tại sao nhiều năm qua TP.HCM không phát huy được các lợi thế để vượt lên, rút ngắn khoảng cách với các thành phố khác?”

“Nguyên nhân của tình trạng này chính là do những hạn chế về tầm nhìn và thể chế - bộ máy” – ông Thiên nhận định. Cụ thể, lãnh đạo TP.HCM chưa đủ chủ động, năng động trong việc xác lập một vị thế dẫn đầu thông qua tư duy “xé rào”, hành động đột phá, phát huy lợi thế. Do đó, tầm nhìn và tư duy đột phá cho giai đoạn mới chính là điều kiện tiên quyết để xoay chuyển tình thế. TP.HCM phải chứng minh được rằng, vượt trước thể chế không phải là phạm luật mà là đổi mới.

TS Huỳnh Thế Du - Giám đốc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cũng đưa ra nhận định, so sánh ở trong nước, TP.HCM đứng vị trí số 1, nhưng xét trong khu vực, TP.HCM lại ở mức thấp nhất. Theo ông Du, các yếu tố nguồn lực eo hẹp, đội ngũ công chức thiếu động lực và tầm nhìn hạn chế đã trói buộc sự phát triển của TP.HCM trong thời gian qua. Tại hội thảo, ông Nguyễn Ngọc Bảo – Phó Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, để trở thành động lực tăng trưởng của cả nước, TP.HCM cần đề xuất các cơ chế vượt trội với trung ương. Đó là cơ chế chính sách phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho phát triển như đất đai tài nguyên, vốn, khoa học công nghệ, đổi mới toàn diện giáo dục, khoa học công nghệ...

Nỗ lực hành động

Tham dự hội thảo, hầu hết các khách mời đều cho rằng vấn đề phát triển TP.HCM đã được đặt ra tại rất nhiều hội thảo được tổ chức trong mấy chục năm qua. Qua đó, rất nhiều giải pháp đã được đề xuất, song sau đó tất cả đều trôi vào quên lãng.

Bà Đỗ Thị Loan – Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM phát biểu: “Vấn đề là khi nào chúng ta hạ bút xuống xây dựng chương trình hành động và khi nào chương trình hành động đó được đưa vào triển khai”. Theo bà Loan, thành phố cần có những mục tiêu thật cụ thể, từ đó có giải pháp triển khai và lộ trình cụ thể. “Cần xác định rõ ràng cho người dân biết rằng, khi nào thu nhập của người dân TP.HCM được ngang bằng với thu nhập của Singapore?” – bà Loan đặt câu hỏi.

Đồng quan điểm với bà Loan, Luật sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng, TP.HCM từng tổ chức đi tham quan, khảo sát tại hàng chục nước nên không thiếu các bài học kinh nghiệm. Nhưng cái yếu nhất của TP.HCM cũng như của Việt Nam chính là việc tổ chức thực hiện. Theo đó, tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”, hay “đầu voi đuôi chuột”… còn rất phổ biến. Cụ thể, rất nhiều chương trình được phát động rầm rộ rồi sau đó không thực hiện. Điển hình như câu chuyện DN vừa và nhỏ đã được bàn từ 20 năm trước nhưng vẫn không mang lại kết quả gì. Đến nay, nhà nước lại phát động lại chương trình này.

Bên cạnh đó, các cơ quan, ban ngành cũng không nhất quán trong việc tổ chức thực hiện. Khi nghe lãnh đạo chia sẻ, người dân cảm thấy rất tin tưởng, hy vọng, nhưng tiếp xúc với cấp dưới lại gặp phải nhiều khó khăn, cản trở…

Luật sư Trương Trọng Nghĩa còn đưa ra ví dụ, tại Singapore, để chấm dứt nạn xả rác và phóng uế nơi công cộng, chính phủ nước này đã phải kiên trì xử phạt rất nặng các hành vi này trong rất nhiều năm. Trong khi đó, tại Việt Nam, nhiều chiến dịch như cấm hút thuốc nơi công cộng, cấm xả rác… được phát động rất rầm rộ, nhưng sau đó đâu lại vào đấy. Theo đó, để khắc phục tình trạng trên, ông Nguyễn Hữu Thọ, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn cho rằng, cần quy rõ trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu đơn vị nhằm tạo ra động lực trong việc triển khai thực hiện.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap