【ket qua hertha】Nhiều điểm cần cải thiện để nâng cao năng lực xuất khẩu cho sản phẩm OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP đã xuất khẩu đi Mỹ,ềuđiểmcầncảithiệnđểnângcaonănglựcxuấtkhẩuchosảnphẩket qua hertha châu Âu Chợ phiên OCOP Lâm Đồng: Nâng cao năng lực số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Mở cửa thị trường cho hàng nghìn sản phẩm OCOP
Khách hàng tìm hiểu sản phẩm OCOP của Tiền Giang. Ảnh: T.M
Khách hàng tìm hiểu sản phẩm OCOP của Tiền Giang. Ảnh: T.M

Ngày 29/8, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị Xúc tiến thương mại tỉnh Tiền Giang năm 2023 và Tuần lễ giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của Tiền Giang tại TPHCM.

Đầu ra chưa đạt kỳ vọng

Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tiền Giang cho biết, các sản phẩm nông, thủy sản của Tiền Giang đã khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước; giá trị cũng như sản lượng tăng nhanh qua các năm và đóng góp tích cực vào quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc tiêu thụ các loại hàng hóa nông sản của Tiền Giang còn gặp khó khăn do công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm còn hạn chế.

Tiền Giang đã có 207 sản phẩm OCOP, trong đó có 95 sản phẩm 4 sao, 112 sản phẩm 3 sao; ngoài ra có 05 sản phẩm đang được tỉnh đề nghị 5 sao.

Sau khi được đánh giá, xếp hạng, nhiều sản phẩm OCOP tiêu biểu của Tiền Giang đã mở rộng được thị trường, được các đơn vị bán lẻ có hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, các sản phẩm OCOP có quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, trình độ quản trị sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, doanh nghiệp, chủ cơ sở, kinh doanh còn thấp, thói quen phát triển thụ động, hiểu biết về sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển còn yếu dẫn đến năng suất, chất lượng, số lượng sản phẩm chưa cao. Điều này khiến cho sức cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế, việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP chưa được như mong muốn.

Từ góc độ đơn vị bán lẻ, bà Đỗ Thị Dậu, Trưởng Ban quản lý Hệ thống bán lẻ SATRA cho biết, hiện nay SATRA đang cung ứng rất nhiều sản phẩm OCOP, như gia vị, miến khô, thủy hải sản, bún tươi và rau rừng cho người tiêu dùng tại hệ thống bán lẻ SATRA. Doanh thu trong 8 tháng năm 2023 đạt hơn 5 tỷ đồng. Người tiêu dùng đã đánh giá cao về chất lượng và giá trị của các sản phẩm OCOP.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, bà Dậu cho biết SATRA cũng gặp phải một số khó khăn và thách thức trong việc kết nối và hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Cụ thể, người tiêu dùng chưa hiểu rõ về sản phẩm OCOP, do đó chưa phân biệt và chấp nhận các sản phẩm OCOP với giá cả cao hơn các sản phẩm thường cùng loại. Có rất nhiều công ty, hộ sản xuất kinh doanh tại địa phương chưa nắm rõ thông tin về các hồ sơ cần thiết liên quan đến sản phẩm khi đưa vào kênh siêu thị, cửa hàng tiện lợi để tiêu thụ, do đó khi kết nối hợp tác đều không cung cấp đầy đủ hồ sơ về sản phẩm. Do đó, đến nay chỉ có một số ít doanh nghiệp có đủ điều kiện để đưa sản phẩm vào kinh doanh tại hệ thống bán lẻ SATRA.

Bà Dậu cũng chỉ ra rằng một số công ty, hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất quy mô hoạt động còn nhỏ, năng lực cung ứng còn thấp do đó cũng rất khó khăn trong việc đưa hàng hóa vào kinh doanh trong hệ thống bán lẻ SATRA; các sản phẩm OCOP còn thiếu sự đa dạng và phong phú về loại hình, mẫu mã, bao bì, nhãn mác, chưa tạo được sự khác biệt và thu hút người tiêu dùng.

Cần chuẩn hóa chất lượng, đổi mới bao bì

Để khắc phục những điểm hạn chế của sản phẩn OCOP, nâng cao hiệu quả phân phối và tiêu thụ, bà Dậu cho rằng cần tăng cường truyền thông quảng bá sâu rộng đến người tiêu dùng về ý nghĩa, giá trị và chất lượng của các sản phẩm OCOP, từ đó nâng cao nhận thức và thái độ tích cực của người tiêu dùng đối với các sản phẩm OCOP. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy việc xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm cho các sản phẩm OCOP, cũng như nâng cao năng lực quản lý chất lượng của các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại địa phương.

Các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP cũng cần được hỗ trợ trong việc thiết kế bao bì, nhãn mác, logo để tạo sự khác biệt và thu hút người tiêu dùng; nghiên cứu, phát triển và đổi mới các sản phẩm OCOP theo xu hướng thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng, tạo ra sự đa dạng và phong phú về loại hình, mẫu mã của các sản phẩm OCOP.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Hoàng Tài, Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho biết, để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm OCOP của địa phương, Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục phối hợp với các hiệp hội ngành hàng, tổ chức xúc tiến thương mại của trung ương và địa phương bao gồm cả tỉnh Tiền Giang tập trung triển khai các hình thức xúc tiến thương mại đa dạng. Cụ thể, tham gia các đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài, đón các nhà nhập khẩu vào Việt Nam mua hàng, tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành có uy tín trên thế giới, tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng ở Việt Nam.

Cục Xúc tiến thương mại cũng sẽ cung cấp thông tin cập nhật về thị trường, tư vấn chính sách tham gia thị trường thế giới qua các chương trình giao ban xúc tiến thương mại với cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài định kỳ hàng tháng; chương trình tư vấn xuất khẩu trực tuyến với sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế; chương trình quảng bá thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam.