【ket qua bong da chau au】Cơ hội đột phá cho vùng Đồng bằng sông Hồng
Phấn đấu tăng trưởng GRDP bình quân 2021-2030 vùng Đồng bằng sông Hồng đạt 9%/năm | |
Bắt tay để Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh | |
Tạo đột phá hạ tầng giao thông phải tính đến quy hoạch dài hơi | |
Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện việc lập quy hoạch vùng của các vùng kinh tế trọng điểm |
Thiếu sự liên kết vùng
TheơhộiđộtpháchovùngĐồngbằngsôngHồket qua bong da chau auo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, vùng Đồng bằng sông Hồng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước. Quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 gấp 7,75 lần so với năm 2005, chiếm 29,4% GDP cả nước. Thu ngân sách nhà nước tăng đáng kể, gấp 9,5 lần so với năm 2005, cao hơn bình quân cả nước 6,6 lần và chiếm 32,7% tổng thu ngân sách nhà nước.
Kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại, tốt so với các vùng trên cả nước, hội tụ đủ 5 phương thức vận tải. Phát triển đô thị tăng nhanh, tỉ lệ đô thị hóa đến năm 2021 đạt trên 41% (đứng thứ 2/6 vùng kinh tế, sau Đông Nam Bộ).
Bên cạnh đó, Đồng bằng sông Hồng cũng là vùng có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai cả nước; địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ hai cả nước, chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước với sự xuất hiện của nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới như: Samsung, LG, Canon,… Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh luôn thuộc nhóm 10 địa phương có tổng số vốn FDI dẫn đầu cả nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương trong vùng.
"Điều này được thể hiện qua chuyển dịch kinh tế chậm, các địa phương phát triển không đồng đều, tăng trưởng phụ thuộc vào vốn, lao động và tài nguyên; thu ngân sách nhà nước chưa bền vững, phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI. Việc liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ; chênh lệch về mức độ phát triển giữa hai tiểu vùng và giữa một số địa phương trong vùng khá lớn. Liên kết về phát triển kết cấu hạ tầng như các tuyến vành đai, các tuyến hướng tâm, các tuyến kết nối cảng biển, cảng hàng không và các cửa khẩu quốc tế chưa hiệu quả", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.
Phát triển kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Hồng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của các địa phương trong vùng.. Ảnh: Internet. |
Chuyển hóa tiềm lực thành động lực phát triển
Tại Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 8/2/2023 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ đã đưa ra các chỉ tiêu cụ thể phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030. Cụ thể, tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GRDP vùng tăng khoảng 3 lần so với năm 2020 (giá hiện hành), trong đó nông, lâm và thủy sản chiếm khoảng 3,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 47%, dịch vụ chiếm khoảng 41%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/người/năm.
Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt hơn 7%. Đóng góp bình quân của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2021-2030 đạt 55%. Kinh tế số đạt khoảng 35% GRDP, tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 55%.
Tại Chương trình hành động, Chính phủ đã đề ra 21 chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, xã hội và môi trường đến năm 2030; 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm; 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án đầu tư kết cấu hạ tầng vùng Đồng bằng Sông Hồng để giúp vùng phát triển đột phá.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định pháp lý, cơ chế, chính sách liên kết vùng đồng bộ, nhất quán, hiệu quả. Làm tốt công tác quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 để điều phối, quản lý thống nhất, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả và phát triển bền vững; sớm hoàn thành quy hoạch vùng trong năm 2023.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế biển. Phân bố không gian công nghiệp hợp lý theo các hành lang kinh tế; hành lang công nghiệp, gắn với các cảng biển, các tuyến cao tốc, tuyến quốc lộ kết nối với các vùng lân cận. Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng. Phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển.
Về phát triển hệ thống đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, Thủ tướng yêu cầu phát triển hệ thống đô thị hiện đại, thông minh, bền vững, theo mạng lưới và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành các chuỗi đô thị, chuỗi đô thị thuộc các hành lang kinh tế gắn với phát triển công nghiệp, dịch vụ logistics. Ưu tiên nguồn lực xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vận tải đa phương thức.
Về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Thủ tướng yêu cầu phát triển vùng trở thành trung tâm khoa học - công nghệ (KHCN) gắn với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu của cả nước. Xây dựng và phát triển các khu, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, khu công nghệ cao.
Trong khuôn khổ Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ (Nghị quyết số 14/NQ-CP) thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị đã diễn ra lễ trao Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung TP Hạ Long đến năm 2040. Tính đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh mới là địa phương thứ 3 trong cả nước (sau Bắc Giang và Hà Tĩnh) được phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050. Đồng thời, Quảng Ninh cũng là địa phương đầu tiên của vùng Đồng bằng sông Hồng được phê duyệt quy hoạch. |